Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.716.971
Truy câp hiện tại 4.240
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 07/01/2020)
Ngày cập nhật 09/01/2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 07/01/2020)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 310C; Thấp nhất: 180C.

          - Độ ẩm: TB:  84%; Thấp nhất: 60%.

          - Ngày mưa: 0 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2019-2020

28.622,0

 

- Gieo sạ: 5.986 ha

- Mạ: 41,7 ha

- Mới gieo sạ: 4.527,7 ha

- Mạ 3 lá - đẻ nhánh: 1.500 ha

Cây sắn

5.665,6

1.023

Mới trồng: 868 ha

Phát triển thân lá: 155 ha

Cây lạc

2.813

91

Mới trồng (Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang)

Cây ngô

965,9

417

Mới trồng: 142 ha

Phát triển thân lá: 275 ha

Cây rau các loại

 

2.377,4

532,5

 

Trồng mới: 375,5

Phát triển thân lá: 157 ha

Cây hành

90

90

Phát triển lá - thu hoạch

Cây ăn quả

3.367

3.213,6

Phát triển thân cành

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955

Kinh doanh: 6.392,6 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Cây lúa

- Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại rải rác trên mạ, tỷ lệ 3-5 %, nơi cao 5-10% (Hương Phong, Hải Dương - Hương Trà; Vinh Xuân, Phú Diên - Phú Vang)

- Chuột gây hại tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang).

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 161, 2 ha (tăng 111,2 ha so với cùng kỳ năm trước), gây hại mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 10-20 con/m2 (Quảng Điền, Hương Trà, Huế).

- Các đối tượng sinh vật như sâu năn, dòi đục nõn, rệp muội,... gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 292 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, giảm 198 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 113 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 3 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, đốm lá, … gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 179 ha (giảm 1 ha so với tuần trước, tăng 21 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha.

- Các đối tượng gây hại khác như: nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 40 ha (giảm 1 ha so với tuần trước, tăng 14,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 45 ha (giảm 3 ha so với tuần trước, giảm 2,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%, bệnh cấp 1-3.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đốm rong, chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây hành lá

- Sâu xanh da láng: Diện tích nhiễm 50 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ă lá, dòi đục cọng hành, ... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

6. Cây sắn

          - Bệnh khảm lá sắn gây hại tỷ lệ rải rác trên một số diện tích chưa thu hoạch tại Hương Trà, Phong Điền.

- Các đối tượng sinh vật khác như nhện đỏ, bọ phấn, rệp sáp, bệnh thán thư, đốm lá, thối củ,...gây hại giảm, mật độ và tỷ lệ thấp.

7. Cây trồng khác (rau, ngô, …):

- Sâu keo mùa thu: phát sinh gây hại trên cây ngô giai đoạn phát triển thân lá, diện tích nhiễm 45 ha, mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 1-2.

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           - Bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại trên các giống nhiễm (Nếp, NN4B, X21, Xi23,...). Chuột gây hại gia tăng về diện tích, mức độ gây hại, nhất là các vùng ven làng, cồn mồ, mã, đê đập,...

           - Các đối tượng khác như : ốc bươu vàng, dòi đục nõn,... phát sinh, phát triển gây hại trên đồng ruộng các vùng thấp trũng.

 2. Cây trồng khác

          - Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,...tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả có múi.

- Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm, … tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

- Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu keo mùa thu, sâu ăn lá, bọ nhảy, … gây hại trên cây rau, màu.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai các giải pháp chống hạn, phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020.

- Tập trung chỉ đạo sản xuất gieo cấy đảm bảo khung lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Tăng cường điều tra phát hiện, dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời.

- Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn, hiệu quả; vận động nông dân không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là không sử dụng các loại thuốc trừ cỏ đã cấm sử dụng có hoạt chất như 2,4 D; Paraquat,...

- Tổ chức diệt chuột và ốc bươu vàng để hạn chế mật độ, thiệt hại trên đồng ruộng.

2. Cây cao su: Hướng dẫn chăm sóc, bón phân để cây phục hồi và phát triển. Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả: Chỉ đạo chăm sóc, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Khơi thông hệ thống thoát nước, tránh ngập úng cục bộ để hạn chế nguồn bệnh phát sinh gây hại. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.

4. Cây trồng khác (rau các loại, sắn, ngô,…): Do điều kiện thời tiết ít mưa, đất đang còn độ ẩm, tranh thủ chỉ đạo làm đất, gieo trồng sớm từ 7-10 ngày. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống chất lượng, rõ nguồn gốc để gieo trồng. Thường xuyên theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, nhất là các vùng bị nhiễm bệnh khảm lá sắn, sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô để chỉ đạo kịp thời trên diện hẹp.

                                    Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày