Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 3.122
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 05/02/2020 đến ngày 11/02/2020)
Ngày cập nhật 13/02/2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 05/02/2020 đến ngày 11/02/2020)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết  

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 280C; Thấp nhất: 150C.

          - Độ ẩm: TB:  89%; Thấp nhất: 60%.

          - Ngày mưa: 03 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2019-2020

28.667,0

 

- Sạ: 27.889,5 ha

- Cấy: 377 ha 

- Đẻ nhánh: 28.266,5 ha

Cây sắn

5.665,6

3.702

Mới trồng: 2.487 ha

Phát triển thân lá: 1.215 ha

Cây lạc

2.813

2.380

3 lá - phân cành

Cây ngô

965,9

782

Mới trồng: 54 ha

Phát triển thân lá - trổ cờ: 728 ha

Cây rau các loại

 

2.377,4

1.696

 

Mọc mầm: 163 ha

Phát triển thân lá: 1.533 ha

Đậu các loại

791,1

599

Mới trồng - phát triển thân lá

Khoai lang

1.347

1.047

Mới trồng - phát triển thân lá

Cây hành

90

90

Phát triển lá - thu hoạch

Cây sen

443

24

Mới trồng

Cây ăn quả

3.367

3.213,6

Phát triển thân cành

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955

Kinh doanh: 6.392,6 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc chuột đã sử dụng 1.066 kg, thu đuôi chuột: 47.238 đuôi.

- Diện tích lúa bị chết do xâm nhiễm mặn 23,8 ha, trong đó Hương Trà 5,8 ha (Hải Dương), Phú Lộc 9 ha (Song Hà, Đại Thắng, An Lộc), tỷ lệ chết 30-70%; Phú Vang 9 ha (Phú Diên), tỷ lệ chết 80-100%.

- Diện tích lúa bị chết do khô hạn 8 ha, trong đó Nam Đông 4 ha (Hương Phú); Phú Vang 4 ha (Vinh Xuân).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Cây lúa

- Bệnh đạo ôn: Diện tích nhiễm 278,75 ha (tăng 160 ha so với tuần trước, tăng 248,75 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10 %, nơi cao 20-30%, cục bộ 40-50% (Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ - Hương Trà; Phú Diên, Vinh Xuân - Phú Vang; Phú Thanh, Quảng Công - Quảng Điền; Thủy Phương, Phù Bài, Thủy Phù - Hương Thủy).

- Chuột: Diện tích nhiễm 195 ha (tăng 15 ha so với tuần trước, giảm 105 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phú Dương, Phú Mỹ, Phú Mậu - Phú Vang; Thống Nhất, Tây An - TP Huế; Đại Thành, An Nông – Phú Lộc; Phú Thanh, Thành Công - Quảng Điền).

- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 70 ha, tỷ lệ 15-30%, nơi cao > 60%, diện tích nhiễm nặng 20 ha (Vinh Xuân, Phú Diên - Phú Vang).

- Các đối tượng sinh vật như sâu năn, dòi đục nõn, rệp muội, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại,... gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 290 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 182 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 113 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 53 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).

- Bệnh rụng lá Corynespora: Diện tích nhiễm 55 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 225 ha so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, … gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 164 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 99 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha.

- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 50 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ 5-10% (Hương Trà).

- Các đối tượng gây hại khác như: nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 38,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 13 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 31 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 19,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%, bệnh cấp 1-3.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 31,5 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây hành lá

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 25 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, ruồi đục quả, bọ nhảy,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

6. Cây sắn

          - Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 724,5 ha (tăng 384,2 ha so với tuần trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 70-80%, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 100 ha; diện tích nhiễm trung bình 174,5 ha; diện tích nhiễm nặng 450 ha (Tây Xuân: 90 ha, Phú An: 40 ha, Văn Xá Đông: 5 ha, Văn Xá Tây: 90 ha, Phú Ốc: 10 ha, Lai Thành: 7 ha, Hương Vân: 15 ha - Hương Trà; Phong An: 80 ha, Phong Hiền: 112,5 ha, Phong Sơn: 100 ha, Phong Hòa: 75 ha, Phong Chương: 100 ha - Phong Điền).

7. Cây trồng khác (rau, ngô, …):

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 50 ha (tăng 20 ha so với tuần trước), mật độ 3-4 con/m2, nơi cao 5-6 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 4-5 (Hồng Quảng, Hồng Hạ, Nhâm - A Lưới).

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           - Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm (Nếp, X21, Xi23, BT7, JO2,...). Chuột gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại trên các chân ruộng gần cồn mồ mã, đê đập, ven làng...

           - Các đối tượng khác như: Bọ trĩ, sâu năn, rầy các loại, sâu cuốn lá,... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.

2. Cây trồng khác

          * Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh gây hại, nhất là trên diện tích sử dụng nguồn giống đã nhiễm bệnh năm 2019 để gieo trồng.

* Cây ngô:

- Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, sâu đục trái, đục thân,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây ngô.

* Cây rau: Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy, … phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,...tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm, … tiếp tục phát sinh gây hại.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn khi bệnh mới phát sinh bằng các loại thuốc có hoạt chất Isoprothiolane (Fujione 40EC,...), Tricyclazole (Beam 75WP, Trizole 75WP,...) hoặc các loại thuốc khác như Bump 650WP, Ninja 35EC, Taiyou 2SC,...

- Tu bổ, gia cố và nạo vét kênh mương, ao, hồ để tích trữ nước, chuẩn bị các phương án cho các vùng cao thiếu nước, các vùng không chủ động nguồn nước tưới, vùng có khả năng hạn, thiếu nước giai đoạn giữa và cuối vụ.

- Tăng cường điều tra phát hiện, dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại khác theo qui định, nhất là rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen), thu mẫu rầy gửi giám định virus để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức diệt chuột để hạn chế mật độ, thiệt hại trên đồng ruộng.

2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả: Chỉ đạo chăm sóc, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.

4. Đối với cây sắn:

- Tăng cường chỉ đạo tiêu hủy sắn nhiễm bệnh khảm lá để hạn chế lây lan theo hướng dẫn tại Công văn số 114/SNNPTNT-TTBVTV ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công văn số 30/TTBVTV-BVTV ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Tuyên truyền tập huấn về bệnh khảm lá và tác hại của bệnh, hướng dẫn nông dân nhận dạng triệu chứng bệnh hại trên đồng ruộng, chủ động nhổ bỏ tiêu hủy các cây có triệu chứng khảm vàng loang lổ trên lá, lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, nhằm hạn chế lây lan.

- Đối với diện tích trồng sắn xen lạc sau khi nhổ bỏ tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh, tiến hành chăm sóc, tùy điều kiện thực tế và độ ẩm đất có thể trồng dặm bằng các giống sạch bệnh rõ nguồn gốc.

- Điều tra diện tích trồng sắn thuần ở các vùng cao, vùng cát nội đồng sau khi nhổ bỏ tiêu hủy sắn bị bệnh, khả năng đất thiếu độ ẩm không thể trồng lại sắn nên chuyển sang trồng mè.

5. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, sen,…): Tranh thủ thời tiết thuận lợi tiếp tục làm đất và gieo trồng, hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, tỉa dặm, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Đối với cây sen khuyến cáo nông dân sử dụng giống rõ nguồn gốc để gieo trồng. Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh, thu gom tàn dư cây trồng để tiêu hủy, xử lý vôi bột để hạn chế nguồn bệnh, gia cố bờ kè, đê xung quanh để hạn chế nguồn nước bên ngoài tràn vào làm thay đổi môi trường nước, độ pH nước ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây sen. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ sâu keo mùa thu, bệnh đốm. Thường xuyên theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

                                       Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày