Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 2.280
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 26/02/2020 đến ngày 03/3/2020)
Ngày cập nhật 05/03/2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 26/02/2020 đến ngày 03/3/2020)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 290C; Thấp nhất: 180C.

          - Độ ẩm: TB:  85%; Thấp nhất: 60%.

          - Ngày mưa: 0 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng         

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2019-2020

28.667,0

 

- Sạ: 28.239,5 ha

- Cấy: 377 ha 

- Đẻ nhánh: 28.116,5 ha

- Làm đòng: 500 ha

Cây sắn

5.665,6

4.169,3

Mới trồng: 2.954,3 ha

Phát triển thân lá: 1.215 ha

Cây lạc

2.813

2.711

Phân cành - ra hoa

Cây ngô

965,9

840

Phát triển thân lá - trổ cờ: 840 ha

Cây rau các loại

 

2.377,4

1.968

 

Mọc mầm: 150 ha

Phát triển thân lá: 1.818 ha

Đậu các loại

791,1

704

Mới trồng - phát triển thân lá

Khoai lang

1.347

1.157,5

Mới trồng - phát triển thân lá

Cây hành

90

90

Phát triển lá - thu hoạch

Cây sen

443

132,6

Mới trồng

Cây ăn quả

3.367

3.213,6

Phát triển thân cành

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955

Kinh doanh: 6.392,6 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc chuột đã sử dụng 1.122,1 kg, thu đuôi chuột: 47.238 đuôi.

- Diện tích lúa bị chết do xâm nhiễm mặn 79,8 ha, trong đó Quảng Điền 10 ha (Quảng Công); Hương Trà 7,8 ha (Hải Dương 5,8 ha; Hương Phong 2 ha); Phú Vang 58,5 ha (Phú Xuân 2 ha; Phú Đa 16 ha; Phú Diên 19 ha; Vinh Hà 14 ha; Vinh Xuân 2,5 ha; Phú Gia 5 ha); Phú Lộc 6 ha (Lộc Trì 4 ha; Vinh Hưng 2 ha).

- Diện tích bị khô hạn 49,5 ha, trong đó A Lưới 9,5 ha (A Roàng 1.2ha, Đông sơn 1.8 ha. Hồng Vân 0.5 ha, Sơn Thủy 6 ha); Nam Đông 40 ha (Hương Phú 12 ha, Thượng Quảng 4,0 ha, Thượng Long 6,0 ha, Hương Hữu 4,5 ha, Hương Xuân 9,0 ha, Thượng Nhật 3,5 ha, Hương Sơn 1 ha), diện tích bị hạn trong tuần 36,7 ha (A Lưới 9,5 ha; Nam Đông 27,2 ha).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Cây lúa

- Bệnh đạo ôn: Diện tích nhiễm 940,5 ha (tăng 175,75 ha so với tuần trước, tăng 178,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10 %, nơi cao 20-30%, cục bộ 40-60%, gây cháy chòm (Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ - Hương Trà; Phú Diên, Vinh Xuân, Phú Mỹ, Phú Đa, Phú Hồ, Phú Lương - Phú Vang; Sịa 1, Đông Vinh, An Xuân, Thống Nhất, Thắng Lợi, Phú Thanh, Quảng Công - Quảng Điền; Thủy Phương, Phù Bài, Thủy Phù - Hương Thủy, Song Hà - Phú Lộc; Hương Phú, Hương Hữu - Nam Đông).

- Chuột: Diện tích nhiễm 538,5 ha (tăng 138,5 ha so với tuần trước, tăng 158,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phú Dương, Phú Mỹ, Phú Mậu - Phú Vang; Thống Nhất, Tây An - TP Huế; Đại Thành, An Nông - Phú Lộc; Phú Thanh, Thành Công - Quảng Điền).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 170 ha (tăng 170 ha so với tuần trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 20-30% (Hương Thủy, Quảng Điền).

- Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 188 ha, tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-40% (Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Gia, Vinh Hà, Phú Đa, Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú An, Phú Dương - Phú Vang; Đại Thành, Song Hà, Nam Sơn, Bắc Hà - Phú Lộc).

- Sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn tuổi 4-5, mật độ 20-30 con/m2 (Phú Thanh, Đông Phú - Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật như rầy các loại, bệnh bạc lá,... gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 297 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, giảm 153 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 118 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 58 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora, … gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 170 ha (tăng 8 ha so với tuần trước, tăng 105 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha.

- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 70 ha (tăng 20 ha so với tuần trước, tăng 70 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5 -10% (Hương Trà, Huế).

- Các đối tượng gây hại khác như: nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 40,5 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, tăng 15,3 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 33 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 17,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%, bệnh cấp 1-3.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 31,5 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây hành lá

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 25 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, ruồi đục quả, bọ nhảy,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

6. Cây sắn

- Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 1.483,87 ha (tăng 97,32 ha so với tuần trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 70-80%, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 17,5 ha; diện tích nhiễm trung bình - nặng 733,23 ha, diện tích mất trắng 733,14 ha (Phong Điền 980,77 ha; Hương Trà 348 ha; Quảng Điền 155,1 ha).

- Diện tích nhổ bỏ, tiêu hủy: 299,32 ha, trong đó Phong Điền 180,82 ha; Quảng Điền 54,8 ha; Hương Trà 64,2 ha.

7. Cây trồng khác (rau, ngô, …):

- Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô: Diện tích nhiễm 58 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 3-4 con/m2, nơi cao 5-6 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 2-3 (Hồng Quảng, Hồng Hạ, Nhâm - A Lưới; Hương Long - TP Huế).

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           - Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên diện tích lúa trà muộn đang đẻ nhánh, nhất là trên các giống nhiễm (Nếp, X21, Xi23, BT7, JO2,...). Sâu cuốn lá nhỏ dự báo vũ hóa từ ngày 17-27/3/2020 sẽ gây hại trên lúa trà đầu đang làm đòng. Chuột gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại trên các chân ruộng gần cồn mồ mã, đê đập, ven làng...

           - Các đối tượng khác như: rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu,... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.

2. Cây trồng khác

          * Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục tồn tại gây hại trên diện tích nhiễm bệnh chưa nhổ bỏ, tiêu hủy. Bọ phấn, nhện đỏ có khả năng phát sinh gây hại khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao.

* Cây ngô:

- Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, sâu đục trái, đục thân,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây ngô.

* Cây rau: Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy, … phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,...tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm, … tiếp tục phát sinh gây hại.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Hướng dẫn nông dân bón phân thúc đòng đúng thời điểm, cân đối phân đạm urê và Kaliclorua, điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển tốt. Bổ sung phân bón lá siêu Kali trên diện tích lúa đang làm đòng (đã bón thúc đòng) nhiễm bệnh đốm nâu, gạch nâu, nhất là các vùng có tầng canh tác mỏng, đất thịt nhẹ cát pha để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa trong quá trình phát triển đòng, phân hóa hoa và hình thành thành hạt thuận lợi.

- Tăng cường chỉ đạo sản xuất và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại theo Công văn hướng dẫn số 74/TTBVTV-BVTV ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục theo dõi diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu,... đã chỉ đạo phun trừ nhằm xử lý khi bệnh có nguy cơ tái phát và diện tích nhiễm bệnh mới phát hiện để chỉ đạo phun trừ kịp thời hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng.

- Theo dõi chặt chẽ sâu cuốn lá nhỏ vũ hóa và dự báo sâu non nở từ ngày 17-27/3/2020 để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao > 20 con/m2 bằng các loại thuốc Virtako 40 WG, Dylan 10WG, Mapwinner 5 WG,... kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức diệt chuột để hạn chế mật độ, thiệt hại trên đồng ruộng.

- Tăng cường điều tra phát hiện, dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý.

- Tổ chức nạo vét kênh mương, tích trữ nước, khơi thông dòng chảy, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước tưới dưỡng cho cây lúa từ giai đoạn làm đòng đến trổ chín. Huy động các máy bơm chuyền, để tưới cho các vùng đang bị hạn tại A Lưới, Nam Đông nhằm cứu lúa kịp thời.

2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả: Chỉ đạo chăm sóc, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.

4. Đối với cây sắn:

- Tiến hành tiêu hủy diện tích bị bệnh khảm lá theo Hướng dẫn số 226/HD-SNNPTNT ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn Biện pháp kỹ thuật tiêu hủy cây sắn bị bệnh khảm lá.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về bệnh khảm lá và tác hại của bệnh, hướng dẫn nông dân nhận dạng triệu chứng bệnh hại trên đồng ruộng, chủ động nhổ bỏ tiêu hủy các cây có triệu chứng khảm vàng loang lổ trên lá, lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, nhằm hạn chế lây lan.

- Tăng cường điều tra, phát hiện dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, nhất là bọ phấn môi giới truyền bệnh khảm lá sắn để chỉ đạo phun trừ kịp thời, hiệu quả.

5. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, sen,…): Hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, tỉa dặm, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Đối với cây sen khuyến cáo nông dân sử dụng giống rõ nguồn gốc để gieo trồng. Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh, thu gom tàn dư cây trồng để tiêu hủy, xử lý vôi bột để hạn chế nguồn bệnh, gia cố bờ kè, đê xung quanh để hạn chế nguồn nước bên ngoài tràn vào làm thay đổi môi trường nước, độ pH nước ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây sen. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ sâu keo mùa thu trên cây ngô. Thường xuyên theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

                                       Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày