Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 2.085
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 11/3/2020 đến ngày 17/3/2020)
Ngày cập nhật 19/03/2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 11/3/2020 đến ngày 17/3/2020)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết  

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 310C; Thấp nhất: 140C.

          - Độ ẩm: TB:  88%; Thấp nhất: 60%.

          - Ngày mưa: 01 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng         

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

 

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2019-2020

28.667,0

 

- Sạ: 28.290 ha

- Cấy: 377 ha 

- Trổ: 1.021,5 ha

- Làm đòng: 20.658 ha

- Đẻ nhánh: 6.987,5 ha

Cây sắn

5.665,6

4.375,3

Mới trồng: 3.160,3 ha

Phát triển thân lá: 1.215 ha

Cây lạc

2.813

2.711

Đâm tia - phát triển củ

Cây ngô

965,9

844,6

Phát triển trái - thu hoạch: 844,6 ha

Cây rau các loại

 

2.377,4

2.029

 

Mọc mầm: 61 ha

Phát triển thân lá: 1.968 ha

Đậu các loại

791,1

725

Phát triển thân lá

Khoai lang

1.347

1.241,3

Phát triển thân lá

Cây hành

90

90

Phát triển lá - thu hoạch

Cây sen

443

311,68

Mới trồng

Cây ăn quả

3.367

3.213,6

Phát triển thân cành

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955

Kinh doanh: 6.392,6 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc chuột đã sử dụng 1.138,1 kg, thu đuôi chuột: 51.738 đuôi.

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Cây lúa

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 713 ha (tăng 46 ha so với tuần trước, tăng 613 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10 %, nơi cao 20-30%, cục bộ 40-60%, gây cháy chòm (Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ - Hương Trà; Phú Diên, Vinh Xuân, Phú Mỹ, Phú Đa, Phú Hồ, Phú Lương - Phú Vang; Sịa 1, Đông Vinh, An Xuân, Thống Nhất, Thắng Lợi, Phú Thanh, Quảng Công - Quảng Điền; Thủy Phương, Phù Bài, Thủy Phù - Hương Thủy, Song Hà - Phú Lộc; Hương Phú, Hương Hữu - Nam Đông).

- Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại rải rác, tỷ lệ 1-3%, bệnh lem lép hạt gây hại tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Hương Thủy, Quảng Điền).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 766 ha (tăng 353 ha so với tuần trước, giảm 734 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 20-30% (Huế, Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc).

- Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 230 ha (không tăng so với tuần trước) tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-40% (Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Gia, Vinh Hà, Phú Đa, Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú An, Phú Dương - Phú Vang; Đại Thành, Song Hà, Nam Sơn, Bắc Hà - Phú Lộc; Thành Công - Quảng Điền).

- Chuột: Diện tích nhiễm 712 ha (tăng 85,5 ha so với tuần trước, tăng 210 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phú Dương, Phú Mỹ, Phú Mậu - Phú Vang; Thống Nhất, Tây An - TP Huế; Đại Thành, An Nông - Phú Lộc; Phú Thanh, Thành Công - Quảng Điền).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 450 (tăng 450 ha so với tuần trước, tăng 260 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-20 con/m2, sâu giai đoạn trưởng thành, trứng, tuổi 1-2 (Thủy Phương - Hương Thủy; Phú Gia, Vinh Hà, Phú Đa, Phú Dương, Phú Hồ - Phú Vang; Phú Thanh, Đông Phú - Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật như rầy các loại, bệnh bạc lá,... gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 300 ha (tăng 3 ha so với tuần trước, giảm 123 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 118 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 58 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora, … gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 163 ha (giảm 7 ha so với tuần trước, tăng 66 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha.

- Sâu đục quả: Diện tích nhiễm 100 ha, tỷ lệ 5-10% (không tăng so với tuần trước) (Hương Trà).

- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 70 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 70 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5 -10% (Hương Trà, Huế).

- Các đối tượng gây hại khác như: nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 40,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 15,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 27 ha (giảm 4 ha so với tuần trước, tăng 19,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 31,5 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây hành lá

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 15 ha (giảm 15 ha so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, ruồi đục quả, bọ nhảy,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

6. Cây sắn

- Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 1.512,82 ha (tăng 20,85 ha so với tuần trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 70-80%, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 17,5 ha; diện tích nhiễm trung bình - nặng 763,78 ha, diện tích mất trắng 731,54 ha (Phong Điền 989,12 ha; Hương Trà 353 ha; Quảng Điền 170,7 ha). Diện tích nhổ bỏ, tiêu hủy: 455,62 ha, trong đó Phong Điền 301,22 ha; Quảng Điền 85,2 ha; Hương Trà 69,2 ha.

7. Cây lạc

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 100 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20% (Hương Trà).

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 150 ha, mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2 (Phong Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đốm lá, lỡ cổ rễ,... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

8. Cây trồng khác (rau, ngô, sen, …):

- Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô: Diện tích nhiễm 13 ha (giảm 34 ha so với tuần trước), mật độ 3-4 con/m2, nơi cao 5-6 con/m2, sâu giai đoạn nhộng - trưởng thành (Hồng Quảng, Hồng Hạ, Nhâm - A Lưới).

- Bệnh thối rễ, thối thân trên sen do nấm Pythium sp: diện tích nhiễm 4 ha, tỷ lệ 10-20%, nơi cao 60-70% (Quảng Lợi - Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           - Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại trên diện tích lúa trổ. Bệnh khô vằn gây hại gia tăng trên diện rộng. Sâu cuốn lá nhỏ, chuột tiếp tục gây hại gia tăng.

           - Các đối tượng khác như: rầy các loại, bệnh đốm nâu, gạch nâu, bệnh bạc lá do vi khuẩn,... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.

2. Cây trồng khác

          * Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục tồn tại gây hại trên diện tích nhiễm bệnh chưa nhổ bỏ, tiêu hủy. Bọ phấn, nhện đỏ có khả năng phát sinh gây hại khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao.

* Cây ngô: Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, sâu đục trái, đục thân,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây ngô.

* Cây lạc: Bệnh héo rũ, lỡ cổ rễ, sâu ăn lá, đốm lá,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây lạc.

* Cây rau: Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy, … phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,...  tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt khi lúa bắt đầu trổ vè thưa (trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày, tùy theo giống lúa) bằng các loại thuốc Beam 75WP, Trizole 75WP, Ninija 35EC, Filia 325SC,... kết hợp với thuốc phòng lem lép hạt lúa như Anvil 5SC, Amistar Top 325 SC, Tilt Super 300 EC,... Phun trừ bệnh khô vằn cục bộ trên diện tích nhiễm bệnh bằng các loại thuốc Vali 5SC, Validacin 5L, Chervin 5SC,... Đối với diện tích nhiễm bệnh đốm nâu, gạch nâu cần phun bổ sung phân bón lá siêu Kali, nhất là các vùng có tầng canh tác mỏng, đất thịt nhẹ cát pha để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa trổ bông, hình thành hạt thuận lợi.

- Tăng cường điều tra phát hiện, theo dõi chặt chẽ sâu cuốn lá nhỏ nở trên đồng ruộng để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao (> 20 con/m2).

- Tổ chức diệt chuột để hạn chế mật độ, thiệt hại trên đồng ruộng giai đoạn lúa làm đòng - trổ.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý phòng trừ kịp thời hiệu quả nhất là rầy nâu gây hại giai đoạn cuối vụ để phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Phun phòng trừ bệnh vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun vào giai đoạn lúa đang trổ phơi màu, lựa chọn sử dụng loại thuốc vừa có tác dụng phòng bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt lúa vừa có tác dụng trừ bệnh khô vằn để phun như Newtec 300 SC, Anvil 5SC, Nevo 330EC,... phun đủ lượng nước trên đơn vị diện tích (20-25 lít/500m2) và sau khi phun phòng trừ bệnh nếu gặp trời mưa tiến hành phun lại khi thời tiết tạnh ráo để hạn chế bệnh phát triển gây hại nặng.

2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả: Chỉ đạo chăm sóc, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.

4. Đối với cây sắn:

- Đẩy nhanh tiến độ tiêu hủy sắn bệnh khảm lá theo Hướng dẫn số 226/HD-SNNPTNT ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về bệnh khảm lá và tác hại của bệnh, hướng dẫn nông dân nhận dạng triệu chứng bệnh hại trên đồng ruộng, chủ động nhổ bỏ tiêu hủy các cây có triệu chứng khảm vàng loang lổ trên lá, lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, nhằm hạn chế lây lan.

- Tăng cường điều tra, phát hiện dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, nhất là bọ phấn môi giới truyền bệnh khảm lá sắn để chỉ đạo phun trừ kịp thời, hiệu quả.

5. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, lạc, sen,…): Tăng cường chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ. Phun phòng trừ bệnh khi mới chớm xuất hiện, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, an toàn thực phẩm. Quan tâm chú trọng các đối tượng gây hại có khả năng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng như bệnh chết cây sen, sâu keo mùa thu, sâu xanh gây hại hành,...để chỉ đạo.

                                       Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày