Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 2.545
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 25/3/2020 đến ngày 31/3/2020)
Ngày cập nhật 03/04/2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 25/3/2020 đến ngày 31/3/2020)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 340C; Thấp nhất: 190C.

          - Độ ẩm: TB:  80%; Thấp nhất: 60%.

          - Ngày mưa: 0 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2019-2020

Vụ Hè Thu sớm

28.667,0

 

 

 

- Sạ: 28.290 ha

- Cấy: 377 ha 

- Sạ: 123 ha

- Trổ: 20.038,3 ha

- Làm đòng: 8.628,7 ha

- Mạ - đẻ nhánh

Cây sắn

5.665,6

4.701,2

- Phát triển thân lá, hình thành củ : 4.671,3

- Mới trồng: 29,9 ha

Cây lạc

2.813

2.718

Đâm tia - phát triển củ

Cây ngô

965,9

857,1

Phát triển trái - thu hoạch: 857,1 ha

Cây rau các loại

 

2.377,4

2.110

 

Cây con: 81 ha

Phát triển thân lá: 0.029 ha

Đậu các loại

791,1

752

Phát triển thân lá

Khoai lang

1.347

1.306

Phát triển thân lá

Cây hành

90

90

Phát triển lá - thu hoạch

Cây sen

443

340,9

Mới trồng - phát triển thân lá

Cây ăn quả

3.367

3.213,6

Phát triển quả, phát triển thân, cành, lá

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955

Kinh doanh: 6.392,6 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc chuột đã sử dụng 1.179 kg (lượng thuốc sử dụng trong tuần 21,9 kg), thu đuôi chuột: 52.738 đuôi.

- Diện tích thiếu nước trên cây lúa: 145,8 ha; trong đó  A Lưới  105,8 ha (Hồng Hạ 1,4 ha, , Đông Sơn 2,7 ha, Quảng Nhâm 1,8 ha, Phú Vinh 2,3 ha, Lâm Đớt 22,8 ha, Hồng Bắc 14,5 ha, Sơn Thủy 5 ha, A Ngo 15 ha, Trung Sơn 5 ha, Hồng Vân 11,8 ha, A Roàng 15,6 ha, Hương Nguyên 0,5 ha, Hồng Thủy 2 ha, Thị Trấn 1 ha, Hồng Thái 4,4 ha); Nam Đông 40 ha (Hương Phú 12 ha, Thượng Quảng 4,0 ha, Thượng Long 6,0 ha, Hương Hữu 4,5 ha, Hương Xuân 9,0 ha, Thượng Nhật 3,5 ha, Hương Sơn 1 ha).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Cây lúa

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 193 ha (tăng 183 ha so với tuần trước, tăng 143 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10% (Phú Đa, Phú Hồ, Phú Thanh, Phú Xuân - Phú Vang; Tín Lợi-Quảng Lợi-Quảng Điền; Thủy Dương-Hương Thủy; Hương Phong, Hương Văn, Hương Thọ-Hương Trà...).

- Bệnh bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 395 ha (tăng 380 ha so với tuần trước, tăng 295 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Thủy Phương, Thủy Dương - Hương Thủy; Phú Hồ, Phú Đa, Phú Lương, Phú Xuân, Vinh Xuân, Phú Diên- Phú Vang).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 1.974 ha (tăng 699  ha so với tuần trước, giảm 1.191 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 20-40% (Huế, Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc).

- Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 234 ha (tăng 4 ha so với tuần trước) tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-50% (Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Gia, Vinh Hà, Phú Đa, Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú An, Phú Dương - Phú Vang; Đại Thành, Song Hà, Nam Sơn, Bắc Hà - Phú Lộc; Thành Công - Quảng Điền).

- Chuột: Diện tích nhiễm 745 ha (tăng 24 ha so với tuần trước, giảm 77 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phú Dương, Phú Mỹ, Phú Mậu - Phú Vang; Thống Nhất, Tây An - TP Huế; Đại Thành, An Nông - Phú Lộc; Phú Thanh, Thành Công - Quảng Điền; Hương Văn, Hương Hồ, Hương An, Hương Toàn – Hương Trà; ...).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2510 ha (giảm 540 ha so với tuần trước, tăng 1247 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-20 con/m2, nơi cao 30-40 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 4-5 (Phú Ốc, Hương Vân - Hương Trà; Thủy Phương, Phù Nam, Thủy Lương- Hương Thủy; Phú Gia, Vinh Hà, Phú Đa, Phú Dương, Phú Hồ - Phú Vang; An Xuân, Đông Phước, Thắng Lợi, Quảng Thọ, Sịa 2 - Quảng Điền).

- Rầy nâu, lưng trắng: Diện tích nhiễm 266,7 ha (tăng 266,7 ha so với tuần trước, tăng 156,7 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.000 con/m2, nơi cao 1.500-2.000 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 5-trưởng thành, mật độ ổ trứng 1-2 ổ/dảnh, cục bộ nơi cao 5-7 ổ/dảnh, rải rác tuổi 1 (Thủy Phù, Thủy Dương- Hương Thủy; Phú Gia, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Hồ - Phú Vang; An Xuân, Đông Phú, Tín Lợi, Thành Công- Quảng Điền; Thanh Phước, Thuận Hòa, Vân An, Đông Toàn, Hương Vinh-Hương Trà, ...).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh bạc lá,... gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 290 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 83 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 110 ha (giảm 8 ha so với tuần trước, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 183 ha (tăng 20 ha so với tuần trước, tăng 123 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha.

- Sâu đục quả: Diện tích nhiễm 100 ha, tỷ lệ 5-10% (không tăng so với tuần trước) (Hương Trà).

- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 70 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 230 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5 -10% (Hương Trà, Huế).

- Các đối tượng gây hại khác như: nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 39,5 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 14,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 49 ha (tăng 22 ha so với tuần trước, tăng 2,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 31,5 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây hành lá

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 15 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, ruồi đục quả, bọ nhảy,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

6. Cây sắn

- Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 1.511,5 ha; tỷ lệ 5-10%, nơi cao 70-80%, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 17,5 ha; diện tích nhiễm trung bình - nặng 678,55 ha, diện tích mất trắng 815,45 ha. Diện tích nhổ bỏ, tiêu hủy: 942,80 ha, trong đó Phong Điền 777,3 ha; Quảng Điền 85,8 ha; Hương Trà 79,7 ha.

- Bọ phấn trắng gây hại mật độ 30-50con/cây, nơi cao 100-300 con/cây, giai đoạn bọ non (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà,...).

7. Cây lạc

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 105 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20% (Hương Trà).

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 20 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2 (Phong Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đốm lá, lỡ cổ rễ,... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

8. Cây sen

- Bệnh thối rễ, thối thân trên sen do nấm Pythium sp: diện tích nhiễm 4 ha, tỷ lệ 10-20%, nơi cao 60-70% (Quảng Lợi - Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh thán thư, đốm lá,… mật độ và tỷ lệ thấp.

 

9. Cây trồng khác (rau, ngô, …):

- Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô: Diện tích nhiễm 12 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 3-4 con/m2, nơi cao 5-6 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 1-2 (Hồng Quảng, Hồng Hạ, Nhâm - A Lưới).

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           - Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại trên diện tích lúa trổ. Bệnh khô vằn gây hại gia tăng trên diện rộng. Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục nở gây hại lúa làm đòng trổ. Rầy nâu tiếp tục nở, tích lũy gia tăng mật độ gây hại trên diện lúa giai đoạn lúa trổ-chín, nhất là trên các vùng nhiễm rầy hàng năm, các giống nhiễm rầy.

           - Các đối tượng khác như: chuột, bệnh đốm nâu, gạch nâu, bệnh bạc lá do vi khuẩn,... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.

2. Cây trồng khác

          * Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục tồn tại gây hại trên diện tích nhiễm bệnh chưa nhổ bỏ, tiêu hủy. Bọ phấn tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại, có khả năng môi giới truyền bệnh khảm lá sắn.

* Cây ngô: Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, sâu đục trái, đục thân,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây ngô.

* Cây lạc: Bệnh héo rũ, lỡ cổ rễ, sâu ăn lá, đốm lá,… tiếp tục phát sinh gây hại trên cây lạc.

* Cây rau: Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,...  tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây sen: Bệnh thối rễ, thối thân, thán thư, đốm lá, bọ trĩ, dòi đục lá sen,… phát sinh gây hại cục bộ.

IV. ĐỀ NGHỊ

1. Cây lúa

- Tập trung chỉ đạo thực hiện theo Công văn số 448/SNNPTNT-TTBVTV ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT; Công văn số 106/TTBVTV-BVTV ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật về việc phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt và Công văn số 536/SNNPTNT-TTBVTV ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 trong giai đoạn cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

- Chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông đúng thời điểm khi lúa bắt đầu trổ vè thưa (trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày, tùy theo giống lúa) bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Trizole 75WP, Ninija 35EC, Filia 325SC,... kết hợp phun phòng lem lép hạt lúa bằng các loại thuốc Anvil 5SC, Amistar Top 325 SC, Tilt Super 300 EC,...

- Tăng cường kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo phun trừ cục bộ bệnh khô vằn, khi bệnh chớm xuất hiện, phun trừ rầy, sâu cuốn lá nhỏ nơi có mật độ cao (sâu cuốn lá nhỏ mật độ > 20 con/m2, rầy > 1.500 con/m2) để hạn chế lây lan.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác giai đoạn từ nay đến cuối vụ để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả: Chỉ đạo chăm sóc, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.

4. Đối với cây sắn

- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo tiêu hủy bệnh khảm lá sắn theo Công văn số 449/SNNPTNT - TTBVTV ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT; Công văn số 105/TTBVTV-BVTV ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ bọ phấn trắng (môi giới truyển bệnh) khảm lá sắn.

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ bọ phấn nơi có mật độ cao bằng các loại thuốc hóa học như Chess 50WG, Topchets 650WG, … kịp thời, hiệu quả, tránh chủ quan để bọ phấn trắng tích lũy gia tăng mật độ và phát triển lây lan môi giới truyền bệnh trên diện rộng.

5. Cây sen

- Tăng cường chỉ đạo theo Công văn số 114/TTBVTV-BVTV ngày 31/3/2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thien Huế về việc chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại trên cây sen lấy hạt.

- Tăng cường điều tra, phát hiện dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun trừ kịp thời, hiệu quả.

6. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, lạc,…): Tăng cường chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ. Phun phòng trừ bệnh khi mới chớm xuất hiện, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, an toàn thực phẩm. Quan tâm chú trọng các đối tượng gây hại có khả năng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng, sâu keo mùa thu, sâu xanh gây hại hành,...để chỉ đạo phun trừ kịp thời trên diện hẹp.

 

                                       Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày