Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 1.557
THÔNG BÁO Về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trừ cỏ dại vụ Hè Thu 2020
Ngày cập nhật 20/05/2020

THÔNG BÁO

Về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trừ cỏ dại vụ Hè Thu 2020

 

           Để phòng trừ cỏ dại cho ruộng lúa có hiệu quả cần áp dụng các biện pháp quản lý cỏ dại tổng hợp tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế cỏ dại phát triển, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp sau:

          1. Biện pháp canh tác

           - Trước khi cày lật đất cần tiến hành thu gom cỏ dại, nhất là bông cỏ đem tiêu hủy, làm đất kỹ, mặt ruộng phải bằng phẳng, thoát nước tốt, tránh để nước đọng cục bộ trong ruộng, trước khi gieo sạ cần bón phân lót đầy đủ để cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe, lấn át cỏ dại.

          - Sử dụng giống xác nhận, giống chất lượng, có tỷ lệ mọc mầm cao để gieo sạ, hạn chế khả năng lẫn tạp hạt cỏ từ nguồn giống. Trước khi ngâm ủ cần sàn sẩy để loại bỏ hoàn toàn hạt lép, lửng và hạt cỏ dại.

         - Điều tiết nước hợp lý vừa tiết kiệm nước vừa để đủ cấp nước cho cây phát triển và hạn chế cỏ dại phát triển.

          2. Biện pháp hóa học: Cần thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”

          a) Dùng đúng loại thuốc trừ cỏ

          - Nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm đều có chất an toàn đối với cây lúa (Sofit 300 EC, Prefit 300EC, Vifiso 300 EC, Sonic 300EC,…): Đối tượng phòng trừ là các loại cỏ mọc từ hạt (hạt cỏ chưa nảy mầm) như cỏ lồng vực, đuôi phụng, nhóm cói lác và một số cỏ lá hẹp,...

         - Nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm và hậu nảy mầm muộn: Thường khả năng an toàn đối với cây lúa không cao, nhất là điều kiện nhiệt độ thấp <180C (Sunrice 15WDG, Sirius 10 WP, Topgun 700WP, Clincher 10 EC, Nominee 10 SC, Pyanchor 3EC,…): Đối tượng phòng trừ là các loại cỏ đã nảy mầm như cỏ lồng vực, đuôi phụng, cói lác và cỏ lá rộng (cỏ dừa, rau sam, rau bợ, cỏ me, ...).

          b) Dùng thuốc trừ cỏ đúng lúc, đúng thời điểm

         - Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm phun sau khi gieo sạ từ 0-3 ngày (tốt nhất nên phun ngay sau khi sạ xong hoặc sáng sạ chiều phun thuốc).

         - Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm phun khi cỏ đã mọc từ 1-2 lá (tương đương sau khi gieo sạ 4-7 ngày). Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn thì phun khi cỏ mọc từ 2,5-3 lá (tương đương sau khi gieo sạ 8-12 ngày).

        - Không phun khi thời tiết nắng nóng hoặc trời chuẩn bị mưa to, gió lớn, không phun chồng lối, nhất là đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm không có chất an toàn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa, hiệu lực phòng trừ không cao.

         c) Dùng thuốc trừ cỏ đúng liều lượng, nồng độ

          - Đối với thuốc trừ cỏ dạng nước: Liều lượng phun từ 1,0-1,2 lít/ha, đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (Pyanchor 3EC, Clincher 10EC,…) liều lượng phun 0,6-0,8 lít/ha. Đối với thuốc trừ cỏ dạng bột, cốm: Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (Bebu 30WP,…) liều lượng phun 1,0-1,2 kg/ha, thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (Sunrice 15WDG, Sirius 10 WP,…) liều lượng phun 0,8-1,2 kg/ha. Lượng nước phun từ 320-400 lít/ha.

           - Nếu pha liều lượng, nồng độ cao hơn quy định hoặc phun chồng lối, một số loại thuốc trừ cỏ có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa như vàng lá, xoắn lá, có thể gây chết lúa. Nếu pha liều lượng nồng độ thấp hơn quy định thì cỏ sẽ không chết, hiệu quả trừ cỏ của các loại thuốc sẽ thấp.

          d) Dùng thuốc trừ cỏ đúng kỹ thuật

            - Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm khi phun giữ ẩm trong ruộng lúa, không để ruộng khô nước, nứt nẻ, không để nước đọng cục bộ trên ruộng. Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm khi phun thuốc phải có một lớp nước mỏng 1-2cm, không để nước ngập ngọn cỏ để cỏ tiếp xúc với thuốc, sau phun thuốc khoảng 1-3 ngày đưa nước vào ruộng, giữ mức nước từ: 2-4 cm trong thời gian 5-7 ngày.

          - Không được hỗn hợp thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, hoặc không hỗn hợp thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu, trừ bệnh và các loại phân bón lá để phun sẽ giảm hiệu lực thuốc trừ cỏ và tăng tính kháng thuốc của sinh vật gây hại.

          - Khi phun mở béc phun nhỏ, mịn, béc phun cách mặt ruộng từ 20-25cm, đi chậm, phun phủ kín mặt ruộng và không bị chồng lối để tăng hiệu lực phòng trừ cỏ dại.

          - Đọc kỹ nhãn hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc, tránh sử dụng thuốc nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến cây lúa, sử dụng thuốc cỏ đúng chủng loại, đúng đối tượng phòng trừ và thời gian quy định.

           Lưu ý: Không sử dụng các loại thuốc trừ cỏ khai hoang để phun trừ lúa chét và cỏ dại trên đồng ruộng trước khi cày đất.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày