Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.336.750
Truy câp hiện tại 969
Công tác cải cách hành chính năm 2020 đạt được nhiều thành tựu trên các mặt, đặc biệt là xây dựng và phát triển chính quyền điện tử
Ngày cập nhật 12/03/2021

Trong năm 2020, các nhiệm vụ trong Chương trình trọng điểm về CCHC gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh đã thực hiện đảm bảo các yêu cầu đặt ra; các văn bản chỉ đạo thực hiện được ban hành và triển khai kịp thời. Việc cung cấp dịch vụ hành chính công giúp cho việc giải quyết TTHC nhanh hơn, đảm bảo công khai, minh bạch. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp, quản lý nhà nước tốt hơn. Trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từng bước được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường.

Ngày 23/12/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3303/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch CCHC năm 2020, trong đó phân định trách nhiệm và thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai và hoàn thành 100% các nhiệm vụ đã đề ra. Nhìn chung, các nội dung, nhiệm vụ CCHC năm 2020 được các đơn vị, địa phương triển khai khá kịp thời, theo đúng tiến độ đề ra, một số nội dung hoàn thành sớm so với Kế hoạch.

1. Cải cách thể chế

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của đơn vị, địa phương được tiến hành nghiêm túc, kịp thời. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của chính quyền địa phương các cấp. Sở Tư

 

pháp tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng, góp ý và thẩm định các dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh.

Việc đổi mới và hoàn thiện các quy trình xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp tính thống nhất và khả thi phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Đến nay, tỉnh đã ban hành 64 văn bản QPPL, trong đó có 53 Quyết định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và 13 Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.

Công tác kiểm tra văn bản được chú trọng triển khai, kết hợp với việc rà soát văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng xây dựng văn bản QPPL, tạo cơ sở để thống nhất về cơ chế, chính sách, góp phần củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường và hành lang pháp lý đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong năm 2020, Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra 11 văn bản QPPL do UBND cấp huyện ban hành; các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức tự kiểm tra 52 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực công tác của ngành, địa phương mình. Công tác rà soát văn bản tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tiếp tục được thực hiện tương đối nề nếp và có hiệu quả theo đúng trách nhiệm rà soát văn bản được quy định tại Điều 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Nhìn chung, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Cải cách thủ tục hành chính

Công tác cải cách TTHC trên địa bàn đã từng bước đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên rà soát đơn giản hóa TTHC, hệ thống hóa bộ TTHC, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ hành chính. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tham mưu UBND tỉnh kịp thời ban hành các quyết định công bố TTHC chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý chuyên ngành ở các cấp, các ngành. Công tác cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Việc công khai TTHC trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng luôn được chú trọng.

a) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà

 

nước theo quy định

Để tiếp tục tăng cường các biện pháp thực hiện công tác kiểm soát TTHC trong năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định số: 3365/QĐ-UBND ngày 28/12/2019 về Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2020, số 3395/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 và số 3373/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 về Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC, kiểm soát TTHC, Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và thực hiện ý kiến chỉ đạo trong năm 2020.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện đúng quy định về việc đánh giá tác động của quy định về TTHC trong quy trình soạn thảo văn bản QPPL; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công tại địa phương.

Tiếp tục duy trì và tiến hành rà soát lại bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, địa phương. Năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành 71 Quyết định công bố Danh mục TTHC áp dụng trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh: 56 Quyết định; cấp huyện: 09 Quyết định và cấp xã: 05 Quyết định). Trong đó, số lượng TTHC đã công khai trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: 696 TTHC (chuẩn hóa: 505 TTHC, ban hành mới: 46 TTHC, sửa đổi, bổ sung: 117 TTHC, thay thế: 07 TTHC và hủy bỏ, bãi bỏ: 21 TTHC).

100% TTHC sau khi được UBND tỉnh công bố ban hành đã được các sở, ban, ngành cấp tỉnh cập nhật vào Hệ thống thông tin TTHC tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định; niêm yết công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị cấp tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp xã và công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

Mối quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện với các tổ chức, công dân được cải thiện đáng kể, thông qua các biện pháp như cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về TTHC; TTHC được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và các tổ chức; việc giải quyết các TTHC ngày càng nhanh gọn, khoa học, đáp ứng được nhu cầu hợp pháp của tổ chức, công dân.

b) Về rà soát, đơn giản hóa TTHC

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Kế hoạch, có 12 sở, ngành cấp tỉnh và 9 đơn vị cấp huyện được UBND tỉnh giao chủ trì rà soát 38 nhóm TTHC thuộc 14 lĩnh vực.

UBND tỉnh đã gửi Văn phòng Chính phủ Báo cáo số 310/BC-UBND ngày 15/9/2020 về kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020. Hiện nay,

 

đang dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gửi Bộ, ngành, Trung ương theo thẩm quyền ban hành. Đồng thời, đối với những thủ tục hành chính đề xuất giảm thời gian thực hiện theo Báo cáo, thời gian tới sẽ yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan dự thảo Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính, nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

c) Về tình hình, kết quả giải quyết TTHC

Thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, hoàn thiện tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và đưa vào vận hành hiệu quả. Trong năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành 03 Quyết định về quy trình liên thông trong giải quyết TTHC tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

Toàn tỉnh có 2.132/2.132 TTHC (tỷ lệ  100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, hoạt động tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận TN&TKQ cấp xã; trong đó, cấp sở có 1.676 TTHC (có 336 TTHC liên thông); UBND cấp huyện có 321 TTHC (có 35 TTHC liên thông); UBND cấp xã có 135 TTHC (có 17 TTHC liên thông). Đưa 1.526 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; trong đó: có 855 TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (cấp tỉnh: 723 TTHC, cấp huyện: 130 TTHC, cấp xã: 02 TTHC); có 671 TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (cấp tỉnh: 512 TTHC, cấp huyện: 158 TTHC, cấp xã: 11 TTHC). Đồng thời, công bố 1.135 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó cấp tỉnh: 941 TTHC, cấp huyện 155 TTHC và cấp xã: 39 TTHC.

Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện và UBND cấp xã được thực hiện nghiêm túc và ngày càng đi vào nề nếp. Tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/11/2020, tại Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh: đã tiếp nhận 86.063 hồ sơ hợp lệ; đã giải quyết 80.643 hồ sơ, trong đó, trả kết quả trước hạn, đúng hạn 78.010 hồ sơ (đạt tỷ lệ 96,74%), trễ hẹn 2.633 hồ sơ (tỷ lệ 3,26%); đang giải quyết 5.420 hồ sơ. Tại các Trung tâm Hành chính công cấp huyện: đã tiếp nhận 126.302 hồ sơ hợp lệ; đã giải quyết 117.319 hồ sơ, trong đó, trả kết quả trước hạn, đúng hạn 107.862 hồ sơ (đạt tỷ lệ 91,94%), trễ hẹn 9.457 hồ sơ (tỷ lệ 8,06%); đang giải quyết 8.983 hồ sơ. Tại UBND cấp xã: đã tiếp nhận 171.233 hồ sơ hợp lệ; đã giải quyết 166.443 hồ sơ, trong đó, trả kết quả trước hạn, đúng hạn 158.287 hồ sơ (đạt tỷ lệ 95,1%), trễ hẹn 8.156 hồ sơ (tỷ lệ 4,9%); đang giải quyết 4.790 hồ sơ.

d) Về tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến giải quyết TTHC

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đăng tải công khai các thông tin về địa chỉ, email, số điện thoại của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC để kịp thời tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

 

Trong năm 2020, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế  nhận được 75 phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức liên quan đến thủ tục hành chính. Trong đó, 74 phản ánh về hành vi hành chính và 01 phản ánh về nội dung quy định TTHC, 100% phản ánh đã được xử lý đúng quy định.

Nội dung chủ yếu của các kiến nghị, phản ánh chủ yếu là tình trạng xử lý hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai có xác minh vượt thời gian quy định. Văn phòng UBND tỉnh đã chuyển các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xác minh. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị tiếp nhận và xử lý theo quy định để trả lời cho công dân, tổ chức. Kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Qua tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý các phản ánh, kiến nghị đã giúp các cơ quan hành chính nhà nước có thêm thông tin về những vướng mắc khó khăn của các cá nhân, tổ chức; bảo đảm việc kiểm soát việc thực thi các quy định này trên thực tế; đồng thời kịp thời đôn đốc các đơn vị rà soát, đánh giá các quy định hành chính không còn phù hợp và chấn chỉnh hành vi của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước trong phục vụ Nhân dân.

3. Cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. UBND tỉnh đã phê duyệt phương án kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính theo hướng giảm dần bộ máy bên trong.

Đến nay, toàn tỉnh đã giảm được 26 tổ chức hành chính; trong đó, giảm được 24 phòng chuyên môn thuộc các sở và Văn phòng HĐND tỉnh (gồm 22 phòng chuyên môn và 02 phòng của các đơn vị trực thuộc Sở: Sở Nội vụ và các đơn vị trực thuộc giảm 03 phòng, Sở Tài chính giảm 02 phòng, Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh giảm 02 phòng, Văn phòng UBND tỉnh giảm 02 phòng, Văn phòng HĐND tỉnh giảm 03 phòng, Sở Y tế giảm 01 phòng, Sở Tư pháp giảm 01 phòng, Ban Dân tộc giảm 02 phòng, Sở Khoa học và Công nghệ giảm 02 phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường giảm 04 phòng, Sở Công Thương giảm 02 phòng); giảm được 02 Chi cục, gồm: Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương. Sau khi sắp xếp giảm được 16 Trưởng phòng (trong đó có 02 phòng của các đơn vị trực thuộc).

- Kết quả sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã: Đã tiến hành sắp xếp 14 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 07 đơn vị hành chính. Đến nay, toàn tỉnh còn lại 145 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 4,61% so với trước đây.

- Kết quả công tác triển khai sắp xếp các thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ: Sau các đợt sắp xếp, sáp nhập và chia tách các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, kết quả đã giảm 384 thôn, tổ dân phố (gồm 111 thôn, 273 tổ dân phố) và giảm khoảng 1.962 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Đến nay, toàn tỉnh có 1.111

 

thôn, tổ dân phố (gồm 672 thôn và 439 tổ dân phố). Hiện nay, các địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát và triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Thường xuyên rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tinh gọn và hoạt động hiệu quả. Số lượng đơn vị sự nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế đến ngày 30/11/2020 là 696, giảm 84 đơn vị so với cuối năm 2015 (tỷ lệ giảm trên 10%). Trong đó, sự nghiệp thuộc UBND tỉnh 14 (tăng 02 đơn vị); sự nghiệp thuộc sở 110 (giảm 42 đơn vị); sự nghiệp thuộc sự nghiệp 07 (tăng 02); sự nghiệp thuộc Chi cục 03 (giảm 09 đơn vị); sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện 53 (giảm 14 đơn vị); sự nghiệp thuộc phòng cấp huyện 509 (giảm 23 đơn vị). Sau khi sắp xếp các đơn vị sự nghiệp, số lượng phòng, bộ phận giảm: 109 phòng, bộ phận. Bên cạnh đó, tỉnh đã chuyển 30 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, trong đó, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh: 08 đơn vị; đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành: 11 đơn vị; đơn vị sự nghiệp cấp huyện: 11 đơn vị; đã cổ phần hóa 01 đơn vị là Đoạn Quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải.

Nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đã được phân cấp khá mạnh, đúng Nghị quyết của Chính phủ. Kết quả phân cấp cho thấy công việc giải quyết nhanh, sát thực tế hơn; nhiều nguồn lực được huy động, sử dụng hiệu quả hơn; từng bước tạo sự công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, miền, địa phương.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

a) Xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức

Về phân bổ biên chế công chức năm 2020, căn cứ Quyết định số 726/QĐ-BNV ngày 05/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 (trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế được giao là 2.016 biên chế); Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về giao biên chế công chức năm 2020 trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh; ngày 04/01/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc giao biên chế công chức năm 2020 trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh với tổng số là 2.016 biên chế, giảm 114 biên chế so với năm 2019 (trong đó, chuyển giao 58 biên chế về Bộ Công Thương, giảm 56 biên chế), đảm bảo theo Quyết định giao biên chế công chức của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Về phân bổ số lượng người làm việc năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020; ngày 04/01/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-UBND về việc phân bổ tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh năm 2020 là 25.964 người, giảm 907 người so với năm 2019.

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

 

sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế, nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật. Năm 2020 đã thực hiện chi trả chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP cho 141 người (trong đó, nghỉ hưu 108 người, thôi việc 33 người).

Về tỷ lệ giảm biên chế: Biên chế công chức giao năm 2015 là 2.269 người, năm 2020 là 2.016 người, thực giảm so với năm 2015 là 253 biên chế (đạt tỷ lệ 11,15%); số lượng người làm việc được giao năm 2020 là 25.964 người, năm 2015 là 28.415 người, giảm 2.451 người so với năm 2015 (đạt tỷ lệ 9,44%).

Tính đến nay, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm của 31/31 cơ quan hành chính (22 đơn vị cấp Sở và 09 đơn vị cấp huyện), phê duyệt danh mục vị trí việc làm cho 50/50 đơn vị, địa phương với 696/696 đơn vị sự nghiệp công lập (14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, 110 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, 07 đơn vị sự nghiệp thuộc sự nghiệp, 03 đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục, 53 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện và 509 đơn vị sự nghiệp thuộc phòng cấp huyện).

b) Về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức

Trong năm 2020, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch vào chức vụ lãnh đạo mới được xem xét bổ nhiệm, người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Công tác rà soát, sắp xếp, bố trí số lượng lãnh đạo cấp phó ở các cơ quan, đơn vị được tiến hành thường xuyên và theo quy định của Trung ương. Cụ thể, UBND tỉnh đã bổ nhiệm 40 trường hợp (trong đó: diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 11 trường hợp; diện UBND tỉnh quản lý là 29 trường hợp) và bổ nhiệm lại 25 trường hợp (trong đó: diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 05 trường hợp; diện UBND tỉnh quản lý là 20 trường hợp). Hiện nay, số lượng cấp phó các cơ quan, đơn vị ở tỉnh Thừa Thiên Huế được bố trí thấp hơn so với quy định của Trung ương.

Việc tuyển dụng, quản lý, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện có nề nếp, đảm bảo dân chủ, công khai và phát huy được tính chủ động của các cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh đã ban hành quyết định xếp loại cơ quan, cán bộ, công chức trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí tác động. Năm 2020, việc xét tuyển viên chức sự nghiệp cũng được triển khai tốt, đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, công khai, công bằng, khách quan, đúng cơ cấu, số lượng. Kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức thiếu bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức kém, không đủ năng lực công tác.

Tiếp tục đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý theo nguyên tắc cạnh tranh. Duy trì thường xuyên công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo các tiêu chí cụ thể, gắn với chất lượng, hiệu quả công việc và kết quả đánh giá, xếp loại công tác CCHC của từng cơ quan, đơn vị.

c) Về cán bộ, công chức cấp xã

 

Tiếp tục rà soát chức danh, số lượng, trình độ của cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn để áp dụng các chế độ chính sách theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Đến nay, số lượng cán bộ cấp xã đạt chuẩn là 1.755/1.755 người (đạt tỷ lệ 100%), số lượng công chức cấp xã đạt chuẩn là 1.791/1.791 người (đạt tỷ lệ 100%); có 7.804 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ở tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh.

d) Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp được triển khai theo Kế hoạch hàng năm. Ngày 20/12/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3287/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020; theo đó, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh cử tham gia lớp Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Sở 15 người, cấp huyện 03 người; mở 04 lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng gồm 190 người; 05 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên gồm 485 người; 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính gồm 170 người; 04 lớp bồi dưỡng chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cho 160 người; mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN cấp xã, trong đó 01 lớp gồm 86 công chức Tài chính - Kế toán, 01 lớp gồm 80 công chức Văn phòng thống kê và 01 lớp theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn.

5. Cải cách tài chính công

Thực hiện công khai tài chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã công bố công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó công khai rõ tổng nguồn thu, nguồn chi, chi tiết các nguồn thu và chi trong năm 2019 và công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương làm căn cứ để các cơ quan, địa phương thực hiện phân cấp quản lý tài chính và ngân sách đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của HĐND các cấp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đều có ban hành quy chế chi tiêu nội bộ (100% đơn vị), thông qua kinh phí năm 2020 tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm.

Nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ; đến nay, số lượng đơn vị trên địa bàn tỉnh được giao thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm là 363 đơn vị (trong đó: cấp tỉnh 60 đơn vị, cấp huyện 158 đơn vị, cấp xã 145 đơn vị).

 

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ; đến thời điểm hiện nay là 696 đơn vị (trong đó, đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên và chi đầu tư: 01; đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: 37; đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: 139; đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: 519).

Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách và công khai các nguồn thu, các khoản chi tại tỉnh luôn được thực hiện nghiêm túc. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, minh bạch về tài chính tại các cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát, góp phần hạn chế các vi phạm về chế độ quản lý tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của Nhà nước.

UBND tỉnh đã tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội năm 2020, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh và bền vững; thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời các chính sách về tạo việc làm, y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số,... không để bất kỳ người dân, hộ gia đình nào thuộc đối tượng chính sách mà không được hưởng, “không để ai bị bỏ lại phía sau”; đồng hành cùng doanh nghiệp “Vì một nền kinh tế xanh - phát triển bền vững”.

6. Về hiện đại hóa nền hành chính

Trong thời gian qua lãnh đạo tỉnh luôn xác định đẩy mạnh CCHC gắn liền với ứng dụng CNTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 (ISO) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh.

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

Trong thời gian qua, lãnh đạo tỉnh luôn xác định đẩy mạnh CCHC gắn liền với ứng dụng CNTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và tiếp tục triển khai, đẩy mạnh chính quyền điện tử. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển ứng dụng CNTT, phát triển chính chính phủ điện tử (trong năm 2019).

Tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng các hệ thống thông tin thiết yếu, quan trọng như: Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành; Thư điện tử công vụ; Hệ thống thông tin doanh nghiệp; Hệ thống thông tin công chức, viên chức.

Đến nay, tỉnh đã triển khai thống nhất 01 hệ thống quản lý văn bản và điều

 

hành dùng chung cho toàn tỉnh và có 181 cơ quan nhà nước các cấp (100%) trong tỉnh đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành này. 100% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước (ngoại trừ văn bản mật). Tỉnh đã kết nối, liên thông giữa hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với Trục liên thông văn bản quốc gia. 100% cán bộ, công chức được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ. 100% hồ sơ công việc được xử lý qua mội trường mạng.

Đã triển khai 91 Cơ sở dữ liệu chuyên ngành; 73 hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các ngành. Triển khai cung cấp chữ ký số trong cơ quan nhà nước; đến nay, các cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh đã có 5.912 chứng thư số chuyên dùng.

Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, tỉnh đã triển khai Cổng dịch vụ công nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Trong đó, tỉnh đã tổ chức đào tạo kiến thức CNTT chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan nhà nước; tập huấn an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các cấp; tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức cấp xã.

Toàn tỉnh hiện có 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có Trang thông tin điện tử (TTĐT); các trang TTĐT đã thực hiện đầy đủ việc cập nhật tin bài thường xuyên, đồng thời qua đó thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản chính sách của nhà nước. Tỷ lệ tin,  bài trên Trang TTĐT đạt trung bình gần 1,5-2 tin/ngày.

b) Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan đơn vị

Duy trì thường xuyên việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại các 21 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 09 UBND huyện, thị xã, thành phố (cơ quan bắt buộc) theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Đang áp dụng, duy trì, cải tiến, thực hiện công bố hoặc công bố lại Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Toàn tỉnh có 185 cơ quan đang xây dựng và áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVN ISO 9001: 2015, trong đó các cơ quan đã và đang tiếp tục áp dụng, duy trì và cải tiến, thực hiện công bố hoặc công bố lại Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVN ISO 9001:2015 gồm 21/21 đơn vị cấp sở, 09/9 UBND cấp huyện, 10 ban, chi cục trực thuộc sở. 145/145 xã, phường, thị trấn đang xây dựng hoặc tiếp tục áp dụng, duy trì, cải tiến, thực hiện công bố hoặc công bố lại Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVN ISO 9001:2015.

Hiện nay, UBND tỉnh đang xây dựng mô hình thống nhất hệ thống văn bản quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước kiểu mẫu với hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trên môi trường mạng áp dụng tại


các cơ quan hành chính (ISO điện tử).

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày