Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.337.118
Truy câp hiện tại 1.206
LÃNH ĐẠO TỈNH THAM GIA ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG LÂM SẢN ĐẠT CHUẨN PHỤC VỤ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021-2025
Ngày cập nhật 25/10/2021

Ngày 20/10/2021 Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến thông qua Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gIai đoạn 2021- 2025. Tài đầu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Hoàng Hải Minh: Phó chủ tịch UBND tỉnh – Chủ trì Hội nghị ; tham dự có Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan trực thuộc Sở; Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh, Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư; tham dự có sự tham gia của 03 HTX lâm nghiệp bền vững đại diện cho 25 HTX lâm nghiệp bền vững của tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Phó Chủ tịch đã thống nhất báo cáo tóm tắt Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và PTNT trình bày với 3 Hợp phần của Đề án:

   - Hợp phần 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu.

  - Hợp phần 2: Tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu.

  - Hợp phần 3:Phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông.

Nội dung của Đề án rất phù hợp với chiến lược phát triển trong lâm nghiệp của tỉnh, đặc biệt đáp ứng nhu cầu củng cố và phát triển các HTX Lâm nghiệp bền vững trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ liên kết sản xuất theo chuổi giá trị. Đồng chí nêu thêm một số vấn đề của tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể

Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 311.284ha; trong đó: diện tích rừng tự nhiên là: 211.243ha, diện tích rừng trồng là: 100.041ha (gồm diện tích đã thành rừng là: 77.158ha, diện tích mới trồng chưa thành rừng là: 22.883ha); độ che phủ rừng đạt 57,38%. Tiềm năng và lợi thế để sản xuất, kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC là rất lớn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập 25 Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững liên kết chuỗi giá trị với Công ty TNHH Scansia Pacific trồng và chế biến gỗ rừng trồng có Chứng chỉ FSC để xuất khẩu. Các Hợp tác xã có 473 thành viên, tuyệt đại đa số các thành viên là chủ rừng trồng keo có chứng chỉ rừng FSC là 5.172 ha.

Để tạo tính hiệu quả và bền vững đối với rừng trồng, trong thời gian qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 20/3/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 25/9/2020 về phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn các loài keo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ thuộc địa bàn 04 huyện và 02 thị xã (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Trà và Hương Thủy) và tỉnh đã ký hợp tác liên kết với Công ty Scansia Pacific thông qua 02 doanh nghiệp trực tiếp thu mua là Công ty TNHH Minh An và Công ty TNHH Hòa Nga để tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC.

Bên cạnh đó UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch hỗ trợ bà con nông dân thành lập được 30 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững và chiến lược đến năm 2025 có trên 12.000 ha rừng trồng có chứng chỉ FSC và 1- 2 Liên hiệp hợp tác xã.

Để có tính hiệu quả cao trong đề án cần nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ và giải pháp: Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các đối tượng liên quan thông qua tuyên truyền, phổ biến về đường lối, pháp luật và chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức quản lý, nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã một cách thiết thực, hiệu quả; xây dựng mô hình thí điểm và phát triển hợp tác xã kiểu mới; nghiên cứu chọn, tạo và phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ưu thế, phù hợp; xây dựng mô hình tỉa thưa và thâm canh rừng; phát triển trồng rừng gỗ lớn trên diện rộng; phát triển cơ giới hóa sản xuất và chế biến gỗ trong hợp tác xã; Đầu tư phát triển cơ giới hóa các khâu xử lý thực bì, đào hố, vận chuyển giống, phân bón, chặt hạ, bốc xếp, làm đường vận xuất, vận chuyển phù hợp với đặc điểm của từng hợp tác xã; Đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp, nhà xưởng phục vụ chế biến bán thành phẩm (thanh gỗ xẻ, ván bóc và dăm gỗ từ cành ngọn, bìa bắp), tiến tới chế biến sản phẩm đồ mộc, viên gỗ nén từ phế phụ phẩm; thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững để tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC; tổ chức và thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, thương mại lâm sản; xây dựng mô hình liên kết; xúc tiến thương mại, tạo thị trường thương mại lâm sản ổn định, đa dạng và bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý; Phát triển hình thức tổ chức Liên hiệp hợp tác lâm nghiệp bền vững toàn tỉnh; cho thuê đất, giao rừng, khoán bảo vệ phát triển rừng; thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trồng rừng hộ gia đình và phát triển hợp tác xã; nghiên cứu, thí điểm thực hiện việc bảo hiểm rừng trồng trong nội bộ hợp tác xã Lâm nghiệp; Nghiên cứu xây dựng thí điểm Quỹ tín dụng nhân dân gắn với hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững.

Kết thúc Hội nghị đồng chí Hoàng Hải Minh: Phó chủ tịch - Chủ trì Hội nghị giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT để hoàn thiện đề án theo nội dung Công văn số 2690/BNN-KTHT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 11/5/2021 về xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã văn bản số 4191/ UBND-NN của UBND tỉnh về đề xuất danh mục đầu tư hạ tầng liên kết vùng để hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững của các HTX và Doanh nghiệp để hoàn thiện đề án của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Phạm Văn Tần
Các tin khác
Xem tin theo ngày