Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.344.468
Truy câp hiện tại 5.682
Tăng cường công tác quản lý và phòng trừ bệnh khảm lá sắn niên vụ 2022
Ngày cập nhật 18/02/2022

Vụ Đông Xuân 2021-2022, Toàn tỉnh diện tích kế hoạch trồng sắn khoảng 3.894,53 ha; đến nay, đã trồng khoảng 2.324,3 ha. Qua kiểm tra thực tế, bệnh khảm lá sắn đã phát sinh gây hại 40 ha, trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 3 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 35 ha, tỷ lệ >70% nhiễm 2 ha (Hương Xuân, Hương Vân, Hương Văn, Tứ Hạ-Hương Trà; Phong Hiền-Phong Điền). Bệnh gây hại chủ yếu lây lan qua hom giống, nguyên nhân do một số hộ nông dân vẫn sử dụng giống sắn nhiễm bệnh của niên vụ trước để trồng trong niên vụ 2022. Mặt khác, công tác vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng mới vẫn chưa được quan tâm, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Nhất là sau khi thu hoạch các hom sắn đã nhiễm bệnh khảm lá, nông dân để bừa bãi trên bờ ruộng, ven đường đi, tạo điền kiện cho nguồn bệnh lây lan, phát tán. Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn và hạn chế bệnh phát triển lây lan trên diện rộng trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 2249/SNNPTNT-TTBVTV ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát nhu cầu và nguồn giống sắn trồng trong niên vụ 2021.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế quan tâm chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã; UBND các phường, xã, thị trấn; HTX sản xuất nông nghiệp bố trí cán bộ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm soát nguồn giống sắn trồng mới trong niên vụ 2022. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, cung cấp nguồn giống sắn không rõ nguồn gốc, đã nhiễm bệnh khảm lá sắn cho các nông hộ.

3. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy (đốt bỏ) các bộ phận cây sắn bị nhiễm bệnh. Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sớm bệnh khảm lá khi cây mới mọc mầm, nhổ đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh. Đồng thời, trồng dặm lại bằng hom giống sạch bệnh để đảm bảo mật độ.

4. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn phổ biến thông tin, tác hại của bệnh khảm lá sắn, hướng dẫn nông dân tuyệt đối không sử dụng nguồn giống sắn đã nhiễm bệnh để gieo trồng. Thường xuyên kiểm tra ruộng sắn nhằm phát hiện sớm bệnh và môi giới truyền bệnh (bọ phấn) để phun trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

5. Tăng cường công tác điều tra dự tính dự báo, tổng hợp số liệu, báo cáo tình hình bệnh khảm lá sắn gây hại gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để phối hợp chỉ đạo.

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày