Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.347.448
Truy câp hiện tại 7.330
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (tháng 9/2022)
Ngày cập nhật 26/09/2022

BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:

1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau:

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

NH4+-N (mg/l)

NO2- -N (mg/l)

PO43- -P (mg/l)

 

TSS

(mg/l)

 

I

Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản đầm phá

1

 Vùng cao triều Quảng Công

14/9

33,4

18,7

7,8

0,078

<0,008

<0,018

12,4

 

2

 Tân Lập - Thị trấn Sịa

14/9

34,9

7,8

8,2

0,046

<0,008

<0,018

<7

 

3

 Cồn Đâu - xã Hải Dương

14/9

32,7

20,5

7,8

0,064

<0,008

<0,018

21,6

 

4

 Cồn Tè –  xã Hương Phong

14/9

32,1

17,7

7,7

0,070

<0,008

<0,018

12,4

 

5

 Cồn Hạt Châu – P. Thuận An

14/9

32,6

15,9

7,5

0,119

<0,008

0,049

<7

 

6

 Thủy Diện - xã Phú Xuân

13/9

31,8

8,4

6,7

0,030

0,012

0,079

46,8

 

7

 Viễn Trình – TT Phú Đa

13/9

32,7

16,1

7,4

0,149

<0,008

0,040

16,0

 

8

 Trường Hà – xã Vinh Thanh

13/9

33,3

16,5

7,5

0,026

<0,008

<0,018

8,8

 

9

 Đình Đôi - xã Vinh Hưng

13/9

33,1

12,6

7,4

0,101

<0,008

<0,018

7,2

 

10

 Chùa Ma -  xã Giang Hải

13/9

34,1

15,3

7,9

<0,021

<0,008

0,030

13,6

 

11

Hiền Hòa – xã Vinh Hiền

13/9

33,8

16,1

7,4

0,149

<0,008

0,040

16,0

 

II

 Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển

1

 Hải Thế - xã Phong Hải

14/9

32,7

29,1

8,0

0,088

<0,008

<0,018

<7

 

2

 Trung Đồng – xã Điền Hương Hương

14/9

33,2

31,0

8,1

0,040

0,008

0,027

<7

 

 

GHCP trong NTTS(1) (2)

 

18÷33(1)

5÷35(1)

7-9(1)

< 0,9(2)

< 0,05(2)

< 0,3(2)

< 50(2)

 

III

Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang

 

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

pH

DO (mg/l)

 

1

Phước Yên  – xã Quảng Thọ

14/9

31,7

6,4

5,7

 

2

Vùng nước cấp – xã Thủy Tân

13/9

35,2

6,8

5,2

 

 

GHCP trong nuôi lồng(3)

 

18÷33(3)

6,5-8,5(3)

≥ 4(3)

 

 

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

 

Kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước tại 15 điểm vùng đầm phá, ven biển và sông trong 02 ngày 13-14/9 cho thấy đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản; tuy nhiên, nhiệt độ nước khá cao, tiệm cận và vượt 1-2oC so với giới hạn cho phép nuôi trồng thủy sản; điểm nuôi thôn Thủy Diện -  xã Phú Xuân có độ mặn, pH khá thấp và TSS khá cao nên cần lưu ý về việc ngọt hóa làm thủy sản nuôi bị “sốc” hoặc xảy ra các hiện tượng bất thường. Từ đầu tháng 9 đến nay, thời tiết có các đợt nắng gắt và mưa dông làm nhiệt độ nước ở mức cao, các chỉ tiêu môi trường khác cũng có sự biến động lớn trong ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy sản nuôi và đã ghi nhận hiện tượng cá dìa nuôi trong ao chết rải rác tại xã Phú Hải - huyện Phú Vang.

Kiểm tra thực tế 02 ao nuôi cá dìa (45 ngày tuổi) xen ghép với tôm với diện tích 3.000 m2 cho thấy: số lượng giống cá dìa thả 5 vạn con, tương đương mật độ gần 17 con/m2 chưa tính đến tôm là cao; cá có hiện tượng mòn đuôi và vây, da và mang xuất huyết, trên đuôi có ký sinh trùng bám. Chi cục Thủy sản đã tiến hành lấy mẫu nước phân tích, kết quả cho thấy các chỉ tiêu đều trong giá trị giới hạn (so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT Cột B1) cụ thể hàm lượng NH4+-N : 0,024 mg/l; Sunfua : 0,18 mg/l; Fe: 0,28 mg/l; Pb <0,004 mg/l; DO: 5,9 mg/l. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy mẫu cá kiểm tra, xét nghiệm cho kết quả: cá bị rận, nhiễm khuẩn; nhận định nguyên nhân do cá thả nuôi với mật độ khá dày, nguồn thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ tồn dư ở đáy ao khá lớn, điều kiện thời tiết đang nắng nóng, có mưa dông làm các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng đến cá nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho các loại ký sinh trùng phát triển và ký sinh ở đuôi, vây, mang cá làm cho cá yếu và chết. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã có hướng dẫn một số biện pháp phòng chống tại Công văn số 339/CCCNTY-QLDB ngày 21/9/2022 (Đính kèm).

Từ ngày 22-25/9, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên Thừa Thiên Huế sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to có thể làm ngập đê, gây ngọt hóa và ảnh hưởng đến nuôi hạ triều, nuôi lồng vùng đầm phá; mưa lớn nên các hồ thủy lợi, thủy điện có thể điều tiết về hạ du nên ảnh hưởng đến nuôi cá lồng trên sông. Để chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, đề nghị các địa phương quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện Công văn số 2111/SNNPTNT-CCTS ngày 13/9/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thu hoạch thủy sản thương phẩm và ứng phó với mưa bão, lũ lụt trong nuôi trồng thủy sản năm 2022.

Theo kết quả phân tích mẫu nước ngày 16/9/2022 tại Thuận An và Lăng Cô của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, các thông số nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, NH4+-N, PO43--P, H2S, COD và mật độ Vibrio tổng số đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép; tuy nhiên, điểm quan trắc Lăng Cô có mật độ Coliform cao hơn 6,7 lần so với QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Do đó, các cơ sở nuôi cần lấy nước ở thời điểm đỉnh triều qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc ≤200 µm) để loại bỏ rác, ấu trùng địch hại,… và sử dụng các hóa chất khử trùng nước được phép lưu hành trên thị trường (chlorine 10-20 mg/l) để giảm mật độ Coliform. Đối với vùng nuôi cá lồng quanh khu vực này cần theo dõi vật nuôi để có biện pháp di chuyển lồng khi có những bất thường xảy ra. Chỉ số chất lượng nước (WQI) ở nước nguồn cấp Lăng Cô đạt mức tốt; tại Thuận An đạt mức rất tốt khi tính theo Quyết định 1460/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường.  

2. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước thải của các cơ sở nuôi trồng thủy sản

Kết quả quan trắc đầu ra của nước thải từ các ao nuôi đều nằm trong giá trị cho phép tại QCVN 02-19:2014/BNNPTNT.

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

pH

BOD5

(mg/l)

COD (mg/l)

TSS (mg/l)

Coliform

(MPN/100 ml)

1

Khu vực xả thải – xã Phong Hải

14/9

7,9

<3,6

23,2

44,0

<3

2

Khu xả thải Công ty TNHH Thiên An Phú Hương

14/9

8,3

4,6

29,6

7,2

75

 

GTCP nước thải từ NTTS(1)

 

5,5-9(1)

≤ 50(1)

≤ 150(1)

≤ 100(1)

≤ 5.000(1)

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

3. Triển khai các nội dung để chủ động ứng phó với thiên tai

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia từ đây cho đến cuối năm có khoảng 3 - 4 cơn bão có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Để có phương án chủ động ứng phó với thiên tai năm 2022, đề nghị các địa phương triển khai đến người dân một số nội dung như sau:

Các biện pháp lưu ý trước mùa mưa bão

- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm;

- Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao;

- Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh
lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có
dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định (đối với nuôi lợ mặn). Trường hợp không di
chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới
phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài;

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra;

- Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão; sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.

Các biện pháp khắc phục sau mưa bão

- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến
hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với
những ao nuôi thâm canh có mật độ cao;

- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi,
đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè
đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết);

- Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề
kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời;

- Sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm);

- Nếu có thủy sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước phù hợp.

Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân biết để thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 18h20 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng) trên Đài Phát thanh các xã trọng điểm nuôi trồng thủy sản.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày