Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.312.536
Truy câp hiện tại 10.047
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2022 CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CÓ NHIỀU TIẾN BỘ TÍCH CỰC
Ngày cập nhật 07/02/2023

Năm 2022, với những biến động khó lường về dịch bệnh và thời tiết khiến toàn ngành nông nghiệp phải thực hiện kế hoạch trong điều kiện hết sức khó khăn, tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành. Tuy nhiên, với tinh thần vượt qua khó khăn và thách thức, bằng sự nỗ lực và trách nhiệm, Sở Nông nghiệp và PTNT cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương, đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành một cách hiệu quả.

Việc thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Tỉnh ủy, gắn với xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nổi bật là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Dân vận khéo” và phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”... Đồng thời, tập trung giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết những vấn đề bức xúc nổi lên ở địa phương, cơ quan. Cụ thể:

1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị:

Lãnh đạo đơn vị luôn lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức; không có hành vi trù dập đối với cán bộ, công chức đã góp ý, phê bình mình. Khi cán bộ, công chức đề nghị được gặp luôn được bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi các vấn đề có liên quan.

Chỉ đạo và kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

Thực hiện tốt dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức; Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị.

Lãnh đạo đơn vị luôn lắng nghe ý kiến phản ánh của cán bộ, công chức; không có hành vi trù dập đối với cán bộ, công chức đã góp ý, phê bình mình. Khi cán bộ, công chức đề nghị được gặp gỡ, trao đổi luôn được bố trí thời gian thích hợp để trao đổi các vấn đề có liên quan.

2. Những việc công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết:

Hằng năm, tại Hội nghị công chức và người lao động đã thảo luận báo cáo đánh giá tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm, chương trình công tác năm tới; đánh giá kết quả thực hiện công tác thi đua và tổ chức khen thưởng; lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ cơ sở trong đơn vị; thông báo công khai tình hình thu-chi tài chính trong năm, dự toán ngân sách nhà nước năm sau; giải đáp, tiếp thu những ý kiến của công chức và người lao động.

Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi việc đều công khai, minh bạch và theo đa số quyết định trong mọi công tác: Tổ chức cán bộ, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luôn được thực hiện chặt chẽ; Công tác đánh giá thi đua, khen thưởng đối với công chức, viên chức hàng năm tại đơn vị cũng đã thực hiện đúng quy trình.

3. Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định: Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến Thông qua hội nghị cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan, đơn vị.

4. Những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra: Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị; Thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ quan, đơn vị và Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị; Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài ản của cơ quan, đơn vị; Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

5. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ gắn với công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

Hằng năm, Sở đều tổ chức rà soát, xem xét đề xuất UBND tỉnh phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành, vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành đồng tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, công dân thực hiện các TTHC, cụ thể:

- Đã hoàn thành chương trình rà soát TTHC năm 2022, báo cáo phương án đơn giản hóa TTHC năm 2022 gửi Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp.

- Xây dựng các hồ sơ công bố danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được kịp thời.

- Chỉ đạo triển khai việc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại Văn phòng Sở và các Chi cục thuộc Sở.

- Vận hành Trang điều hành tác nghiệp đa cấp và Phần mềm dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Đến nay, đã triển khai Trang điều hành tác nghiệp đa cấp đến 100% đơn vị trực thuộc Sở sử dụng hiệu quả.

- Toàn bộ hồ sơ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT được tiếp nhận và hoàn trả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo Quyết định số 3369/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Toàn bộ danh mục TTHC đã được niêm yết công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, tại trụ sở cơ quan và trên cổng Dịch vụ công trực tuyến.

- Đã xây dựng danh mục TTHC mức độ 3, 4 và cấu hình tương ứng trên cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

6. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức:

- Công tác giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị tại đơn vị thường xuyên được Lãnh đạo Sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Thanh tra Sở đã chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình phản ánh, kiến nghị để đề xuất Lãnh đạo Sở triển khai các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh, chính trị tại đơn vị.

- Trong kỳ báo cáo, không có công dân, tổ chức phản ánh vấn đề liên quan đến thái độ trong khi thực thi công vụ của công chức, viên chức thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

7. Kết quả thực hiện tin giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI). Kết quả sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII):

Ngày 08/3/2022 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành công văn số 485/SNNPTNT-TCCB về việc yêu cầu Khối Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Chi cục theo quy định của Nghị định 107/2020/NĐ-CP.

Căn cứ Quyết định số 1443/QĐ-SNV ngày 31/12/2021 của Sở Nội vụ về việc giao biên chế công chức năm 2022; Quyết định số 273/QĐ-SNV ngày 11/02/2022 của Sở Nội vụ về việc phân bổ số lượng người làm việc năm 2022; Quyết định số 171/QĐ-SNV ngày 19/01/2022 về việc phân bổ số lượng hợp đồng lao động theo nghị định 68/2000/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phân bổ toàn bộ số lượng biên chế công chức, viên chức và số lượng hợp đồng lao động theo nghị định 68/2000/NĐ-CP cho Khối Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc bằng các Quyết định từ số 172 - 191/QĐ-SNNPTNT ngày 15/02/2022.

Việc quản lý và sử dụng biên chế đúng quy định, đúng chỉ tiêu được giao; thực hiện công tác bổ nhiệm, luân chuyển theo đúng quy định.

Quy chế làm việc được xây dựng đầy đủ ở các đơn vị, được công chức viên chức nghiêm túc chấp hành; chưa xảy ra trường hợp vi phạm quy chế làm việc.

Nhìn chung, việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đã phát huy được quyền làm chủ của công chức và người lao động, nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, góp phần đổi mới phương thức, nội dung hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Ngành, công chức, viên chức đã có những chuyển biến sâu sắc; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên, qua đó đã khắc phục một phần tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Sở Nông nghiệp và các đơn vị trực thuộc ngày càng vững mạnh. Việc thực hiện Quy chế dân chủ đã phát huy được quyền làm chủ của công chức và người lao động, nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh./.

TÔN THẤT NIỆM - VPS
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày