Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.337.591
Truy câp hiện tại 1.539
Thừa Thiên Huế: Năm 2016 phấn đấu tăng thêm 7-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày cập nhật 29/12/2015

Đó là những mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2015.

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện là: huy động sức mạnh của hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương trình; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; đẩy mạnh, phát huy vai trò của UBMT Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới các cấp. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới; làm cho mọi người dân hiểu rõ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới “chủ thể là người dân”. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016 - 2020 với phương châm phát triển sản xuất là gốc, lấy tiêu chí thu nhập làm mục tiêu số 1 trong xây dựng nông thôn mới. Soát xét và nâng cao chất lượng Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; hoàn thành quy hoạch nông thôn mới đối với 12 xã bổ sung theo định hướng phát triển phù hợp với từng địa phương, đưa vào thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, nâng tổng số xã xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh từ 92 xã lên 104 xã. Tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng việc lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả, áp dụng công nghệ cao và phù hợp với từng địa phương, có triển vọng nhân rộng và có thị trường, trong đó ưu tiên các xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Tăng cường huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra; trong đó ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cấp thiết nhất phục vụ sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực; huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường lồng ghép các Chương trình, dự án của các ngành, các địa phương để ưu tiên thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; áp dụng rộng rãi mẫu thiết kế các công trình xây dựng cơ bản, đơn giản hóa tối đa thủ tục đầu tư, thủ tục tài chính theo quy định, nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Kiện toàn bộ máy và cơ chế điều hành để nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo triển khai Chương trình. Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách để đẩy mạnh việc thực hiện và nâng cao hiệu quả Chương trình, điều chỉnh cơ chế chính sách trong huy động nguồn lực, phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn, đào tạo nghề, nội dung các tiêu chí nông thôn mới… theo chủ trương của Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Dự kiến vốn huy động bố trí khoảng 747 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ: 248 tỷ đồng. Vốn ngân sách địa phương: 204 tỷ đồng. Vốn lồng ghép các chương trình dự án khác: 200 tỷ đồng. Vốn huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các nguồn lực khác: 34 tỷ đồng. Vốn nhân dân đóng góp: 61 tỷ đồng.

Với phương châm xây dựng nông thôn mới đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới trù phú - xanh sạch đẹp gắn liền với bản sắc truyền thống của nông thôn Thừa Thiên Huế, phấn đấu năm 2016 tăng thêm  7-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí cho 20 xã đã đạt chuẩn. 

 

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày