Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 1.081
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 21/6 đến 27/6/2017
Ngày cập nhật 28/06/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 21/6/2017 đến ngày 27/6/2017)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 35 0C; Cao nhất: 36,6 0C; Thấp nhất: 30,30C

          - Độ ẩm: TB: 61,9 %; Thấp nhất: 40,0%

          - Ngày mưa: 03 ngày. Lượng mưa: 1,8 mm (mưa rải rác cục bộ)

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

 

 

 

* Hè Thu sớm

131,0

131,0 ha

Thu hoạch: 1 ha

Trổ-chín: 130 ha

* Hè Thu 2017

25.700,5

Cấy: 245 ha

Gieo sạ: 25.185,6 ha

Đứng cái: 4.000 ha

Đẻ nhánh: 21.430,6

Lạc

* Đông Xuân

 

* Hè Thu

 

3.122,3

 

 

 

3.053,3

 

160,7

 

Thu hoạch: 2.910,3  ha

Phát triển quả: 143 ha

Cây con

Ngô

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

1.301,9

 

 

1.145,3

434,5

 

Thu hoạch: 1.145,3 ha

Nảy mầm-cây con

Cây sắn

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

7.125,0

 

 

6.526,0

1.815,0

 

Hình thành củ- phát triển củ

Mới trồng

Cây rau các loại

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

2.756,4

 

 

2.277,8

737,9

 

Phát triển thân lá-thu hoạch

Nảy mầm-cây con: 575,6 ha

Trồng mới: 162,3 ha

Đậu các loại

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

1.356,5

 

666,7

348,5

 

Phát tiển thân lá -phát triển trái

Mới gieo

Cây mía

151,0

95,5

Mía nhảy bụi: 95,5 ha

Ném

185,4

174,0

Thu hoạch: 161 ha

Phát triển lá-phát triển củ: 13ha

Khoai lang

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

1.737,4

 

1.370,5

437,3

 

Phát triển củ-thu hoạch

Mới trồng

Cây ăn quả

3.328,0

3.328,0

Phát triển thân lá- phát triển quả

Cây hồ tiêu

274,5

274,5

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,5 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

 

Kiến thiết cơ bản

 

2.249,0

Phát triển thân lá

Kinh doanh

 

6.706,0

Khai thác mủ

 

         - Thuốc chuột đã sử dụng 133.5 kg, thu đuôi 35.300 đuôi (trong tuần lượng thuốc đã sử dụng 7.5 kg, thu đuôi 400 đuôi).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 21/6 đến 27/6/2017)

1. Trên cây lúa

* Hè Thu sớm: Rầy nâu gây hại mật độ 300-500con/m2 (Thủy Tân-Hương Thủy). Bệnh khô vằn gây hại tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20% (Thủy Tân-Hương Thủy, Song Thủy-Lộc Tiến-Phú Lộc). Các đối tượng khác như sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.

* Hè Thu chính vụ:

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 30 ha (tăng 30 ha so với tuần trước; tăng 30 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.500 con/m2 (Thanh Phước-Hương Trà, Phù Nam-Hương Thủy, …), rầy giai đoạn tuổi 1-3.

- Rầy lưng trắng gây hại mật độ 50-100con/m2, nơi cao 500-1.000 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 2-4.

- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, sâu giai đoạn nhộng-trưởng thành.

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 161 ha (giảm 169 ha so với tuần trước; tăng 161 ha so với cùng kỳ năm trước), diện tích nhiễm nặng 3 ha (giảm 5 ha so với tuần trước), mật độ 2-3 con/m2, nơi cao 10 con/m2, chủ yếu trên diện tích gieo muộn (Song Hà, Thủy An, An Lộc-Phú Lộc, các HTX ở Phú Vang, rải rác các xã ở Nam Đông, …).

- Các đối tượng gây hại khác như bệnh khô vằn, nhện gié, bọ trĩ, chuột,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 190 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 120 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Nam Đông, Phong Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh loét sọc miệng cạo,… gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 180 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, giảm 185 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Thủy Bằng –Hương Thủy; Thủy Biều – Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh ghẻ lá, bệnh muội đen,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây rau

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm bệnh 45 ha ở Hương Trà (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-20%, diện tích nhiễm nặng 10 ha tỷ lệ hại 50-70%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu ăn lá, bọ nhảy, đốm lá, khô đầu lá, … mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây hồ tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 16 ha (giảm 1 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 15-20%, bệnh cấp 1-3.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 31 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 3-4%, nơi cao 7%, bệnh cấp 1-3.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm đen, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

e) Cây sắn: Các đối tượng sinh vật như bọ phấn, nhện đỏ,... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp

f) Cây sen:

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 51 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 15-20% (Phong Điền, Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

III.Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

* Hè Thu sớm: Các đối tượng sinh vật tiếp tục gây hại gia tăng về mật độ và tỷ lệ hại giai đoạn lúa trổ chín

* Hè Thu chính vụ:

- Rầy lưng trắng, rầy nâu tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, nhất là trên các vùng nhiễm rầy nặng trong vụ Đông Xuân 2016-2017.

- Sâu cuốn lá nhỏ nở gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đứng cái.

- Bệnh khô vằn, nhện gié phát sinh gây hại trên trà đầu giai đoạn cuối đẻ nhánh, giai đoạn đứng cái chuẩn bị làm đòng.

Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: ốc bươu vàng, bọ trĩ, chuột,... tiếp tục phát sinh, phát triển trên đồng ruộng.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy,… gây hại trên cây rau.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sâu cuốn lá nhỏ nở, đánh giá mật độ, khoanh vùng diện tích nhiễm để hướng dẫn nông dân phun trừ nơi có mật độ cao (giai đoạn đẻ nhánh >50 con/m2, giai đoạn đòng-trổ >20 con/m2).

- Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và theo dõi chặt chẽ côn trùng vào bẫy đèn để xác định thời gian, khả năng phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật trên đồng ruộng, nhất là rầy lưng trắng, rầy nâu để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.

- Hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại và chủ động phòng trừ, đồng thời có thông tin phản ánh về chính quyền địa phương, BQL HTX, cán bộ kỹ thuật địa bàn để có sự tăng cường phối hợp, quản lý, chỉ đạo và giám sát thực hiện.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Hướng dẫn khai thác mủ đúng kỹ thuật hạn chế cạo phạm, ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhiễm gây loét miệng cạo. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.

b) Cây ăn quả: Thường xuyên vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, cắt tỉa, thu gom các cành sâu bệnh trong vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

c) Cây lâm nghiệp: Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp, tránh chủ quan để các đối tượng phát sinh phát triển gây hại trên diện rộng, nhất là sâu róm hại thông nhựa tại các rừng cảnh quan và rừng phòng hộ.

d) Cây trồng khác (rau, sắn, ngô, sen, tiêu, lạc,…): Tiếp tục tăng cường điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày