Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 1.003
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 05/7 đến 11/7/2017
Ngày cập nhật 12/07/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 05/7/2017 đến ngày 11/7/2017)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 28,9 0C; Cao nhất: 35,1 0C; Thấp nhất: 24,20C

          - Độ ẩm: TB: 81,1 %; Thấp nhất: 56,0%

          - Ngày mưa: 03 ngày. Lượng mưa: 28,4 mm (mưa rải rác cục bộ)

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

 

 

 

* Hè Thu sớm

131,0

131,0 ha

Thu hoạch: 84 ha

Trổ-chín:    47 ha

* Hè Thu 2017

25.700,5

Cấy: 245 ha

Gieo sạ: 25.202,9 ha

Trổ:                  15 ha (Phú Lộc)

Làm đòng: 19.500   ha

Đứng cái:    4.932,9   ha

Đẻ nhánh:   1.000 ha

Lạc

   312,0

 

299,5

Phân cành: 160,7 ha

Nảy mầm-cây con: 138,8 ha

Ngô

645,2

531,9

Phát triển thân lá: 434,5 ha

Nảy mầm-cây con: 97,4 ha

Cây sắn

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

7.125,0

   373,5

 

6.526,0

   340,0

 

Hình thành củ- phát triển củ

Nảy mầm-cây con

Cây rau các loại

 

1.388,4

737,9

Phát triển thân lá: 575,6 ha

Nảy mầm-cây con: 162,3 ha

Trồng mới: 90,5 ha

Đậu các loại

 

784,1

474,2

 

Cây con: 348,5 ha

Mới gieo: 125,7

Cây mía

151,0

95,5

Mía nhảy bụi-vươn lóng

Khoai lang

 

   713,1

     625,8

Phát triển thân lá: 625,1 ha

Mới trồng: 0,7 ha

Cây ăn quả

3.328,0

3.328,0

Phát triển thân lá- phát triển quả

Cây hồ tiêu

274,5

274,5

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,5 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

 

Kiến thiết cơ bản

 

2.249,0

Phát triển thân lá

Kinh doanh

 

6.706,0

Khai thác mủ

 

          - Thuốc chuột đã sử dụng 138.5 kg, thu đuôi 35.300 đuôi.

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ ngày 05/ đến 11/7/2017)

1. Trên cây lúa

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 2.247 ha (tăng 1.743 ha so với tuần trước; tăng 2.247 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.500 con/m2, nơi cao 3.000-5.000 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 202 ha (tăng 125 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 12 ha (tăng 11 ha so với tuần trước), rầy giai đoạn tuổi 2-4, rải rác trưởng thành, mật độ ổ trứng 2-3 ổ/dảnh, đã chỉ đạo phun trừ (Hương Toàn-Hương Trà; Quảng Thọ, thị trấn Sịa, Quảng Vinh-Quảng Điền,…, Phú Mỹ, Phú Đa,… Phú Vang; Tây An, Thống Nhất, Hương Long-Huế;…).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.400 ha (giảm 5 ha so với tuần trước, tăng 849,5 ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 10-20 con/m2, nơi cao 40-50 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 54 ha (giảm 86 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 45 ha (tăng 45 ha so với tuần trước) chủ yếu do nông dân phun trừ muộn và phun không đúng kỹ thuật gây trắng lá, sâu giai đoạn tuổi 3-5 (Hương Toàn, Thuận Hòa-Hương Phong, … Hương Trà; Đông Phú, Sịa số 1, Đông Phước,…-Quảng Điền; An Lỗ-Phong Điền,…; An Đông, Tây An, Thống Nhất-Huế;…).

- Nhện gié: Diện tích nhiễm 350 ha (tăng 350 ha so với tuần trước, tăng 350 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 15%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 40 ha tỷ lệ hại 30-40% (Quảng Lợi, Quảng An,… Quảng Điền).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 382 ha (tăng 282 ha so với tuần trước; giảm 8 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 3 ha tỷ lệ bệnh 25-30% (Lộc Bổn, Lộc Sơn,… Phú Lộc; …).

- Các đối tượng gây hại khác như sâu đục thân, chuột, bệnh thối bẹ, sọc vi khuẩn, bạc lá, lùn sọc đen,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.

Ngoài ra, trên lúa Hè Thu sớm, các đối tượng khác như sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, rầy nâu, bệnh khô vằn,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 235 ha (tăng 25 ha so với tuần trước, tăng 55 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh loét sọc miệng cạo,… gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 185 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 25 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Thủy Bằng –Hương Thủy; Thủy Biều – Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh ghẻ lá, bệnh muội đen, nhện đỏ, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây rau

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm bệnh 40 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, giảm 5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-20%, diện tích nhiễm nặng 10 ha tỷ lệ hại 50-70%.

- Sâu ăn lá (hành): Diện tích nhiễm bệnh 40 ha (tăng 20 ha so với tuần trước), mật độ 15-20 con/m2, diện tích nhiễm nặng 10 ha mật độ 30-40 con/m2.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu ăn lá, bọ nhảy, đốm lá, khô đầu lá, … mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây hồ tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 16,1 ha (giảm 1,9 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10% bệnh cấp 1-3.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 31 ha (tăng 0,5 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, bệnh cấp 1-3.

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm đen, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

e) Cây sắn: Các đối tượng sinh vật như bọ phấn, nhện đỏ,... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp

f) Cây sen: Các đối tượng sinh vật như thán thư, nhện đỏ,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

           Thời tiết tiếp tục nắng nóng, mây thay đổi đến nhiều mây, chiều và tối có mưa rào, thuận lợi cho các đối sinh vật tiếp tục gây hại trên đồng ruộng.

1. Trên cây lúa

- Rầy nâu tiếp tục nở và gây hại nặng cục bộ, nhất là trên diện tích sau phun trừ còn mật độ và ổ trứng cao.

- Nhện gié, bệnh khô vằn tiếp tục gây hại gia tăng mật độ, tỷ lệ hại và diện phân bố.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đốm nâu, thối bẹ, sọc vi khuẩn, bạc lá, ... tiếp tục phát sinh, phát triển trên đồng ruộng.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy,… gây hại trên cây rau.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện theo Thông báo số 230/TTBVTV-BVTV về tăng cường chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Hè Thu 2017 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Thông báo chỉ đạo của các Trạm, đồng thời kiểm tra kết quả sau phun trừ để chỉ đạo chống tái nhiễm, nhất là rầy nơi còn mật độ và ổ trứng cao, có xu hướng phát triển gia tăng mật độ để hạn chế gây bộc phát giai đoạn lúa trổ.

- Hướng dẫn nông dân chăm sóc bón phân thúc đòng đối với diện tích lúa trà muộn, vệ sinh cỏ dại ven bờ, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trương phát triển, chống chịu với sinh vật gây hại. Không để ruộng khô nước làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa và các đối tượng sinh vật gây hại nặng.

- Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo, giám sát đồng ruộng nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại, khoanh vùng diện tích nhiễm để có biên pháp quản lý, phòng trừ kịp thời trên diện hẹp.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Hướng dẫn khai thác mủ đúng kỹ thuật hạn chế cạo phạm, ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhiễm gây loét miệng cạo. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.

b) Cây ăn quả: Thường xuyên vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, cắt tỉa, thu gom các cành sâu bệnh trong vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

c) Cây lâm nghiệp: Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp, tránh chủ quan để các đối tượng phát sinh phát triển gây hại trên diện rộng, nhất là sâu róm hại thông nhựa tại các rừng cảnh quan và rừng phòng hộ.

d) Cây trồng khác (rau, sắn, ngô, sen, tiêu, lạc,…): Tiếp tục tăng cường điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày