Kế hoạch nhằm phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Đồng thời, tích cực, chủ động phòng ngừa, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị - xã hội trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch tập trung xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
Kịch bản ứng phó sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, gồm 3 phần: Giai đoạn phòng ngừa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất; Giai đoạn ứng phó thiên tai; Giai đoạn khắc phục hậu quả.
Giai đoạn phòng ngừa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất, bao gồm: công tác tuyên truyền và công tác diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo các tình huống)
Giai đoạn ứng phó thiên tai: Ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới (Công tác triển khai thực hiện trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ; nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức di dời, sơ tán dân khi bão, áp thấp nhiệt đới sắp đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh; quản lý tình hình tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoạt động vận tải hành khách và cho học sinh nghỉ học...). Ứng phó với tình huống lũ từ cấp báo động lũ cấp I đến cấp III; Ứng phó với tình huống xảy ra lũ khẩn cấp và Ứng phó khi xảy ra tình huống sự cố đối với đê điều, hồ đập và tình trạng ngập lụt sâu ở các vùng thấp trũng. Ứng phó với lũ quét, sạt lở đất...