Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 12.871
Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 29 /5 đến 04/6/2013
Ngày cập nhật 06/06/2013
THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY
 (Từ ngày 29/5/2013 đến ngày 4/6/2013)
 

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết: Nhiệt độ: Trung bình: 290C; Cao nhất: 38,60C; Thấp nhất: 230C.
Độ ẩm: TB: 76%; Thấp nhất:  45%; Lượng mưa: 57mm; Ngày mưa: 02 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng     
- Vụ Hè Thu 2013: Diện tích 26.291 ha (trong đó Xuân Hè 939 ha, hiện nay lúa đã trổ 846 ha). Diện tích lúa đã sạ 24.628ha, cấy 444ha.
- Sắn đã trồng 6.698 ha, giai đoạn phát triển thân lá; Lạc thu hoạch 2.453ha/3.435ha.
- Cây ăn quả: Diện tích 3.549 ha; Cây cà phê: diện tích 751,2 ha.
- Cây cao su: Diện tích 9.000 ha, khai thác 4.873 ha, trồng mới 145 ha (A- Lưới 113 ha, Nam Đông 27 ha, Hương Thủy 5 ha).
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 29/5 đến 04/6/2013)
1. Cây lúa
1.     Trên cây lúa
- Lúa Xuân Hè: Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại với tỷ lệ bệnh thấp, cục bộ tỷ lệ bệnh 10 - 15%; bệnh khô vằn gây hại tỷ lệ bệnh 3-10%, cấp bệnh 1-3, nơi cao 15-20%. Rầy các loại gây hại mật độ 300-500con/m2, nơi cao 2000 con/m2, rầy giai đoạn tuổi trưởng thành, rải rác tuổi 4-5 (Vinh Hà, Vinh Thái – Phú Vang, Thủy Tân – Hương Thủy). Sâu đục thân gây hại rải rác tỷ lệ 1-2%, sâu giai đoạn tuổi 4,5.
- Lúa Hè Thu: Do điều kiện thời tiết nắng nóng, các chân ruộng vùng ven đầm phá, ô trũng bốc phèn, nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa. Diện tích bị ảnh hưởng 69 ha, diện tích gieo sạ lại 56,1 ha (trong đó nhiễm mặn 47 ha tại An Xuân, Mai Dương, Quảng Công-Quảng Điền, nhiễm phèn 8,1 ha tại Phú Mỹ 2- Phú Vang, Thủy Tân, Thủy Dương-Hương Thủy). Ốc bươu vàng gây hại mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 30-50 con/m2 (HTX Phú Mỹ 2 - Phú Vang, Mai Dương, Lâm Lý, Đông Vinh–Quảng Điền, Huế…); Bọ trĩ gây hại tỷ lệ 5-7%, nơi cao 15% (Phú Vang, Phú Lộc). Chuột gây hại tỷ lệ 3-5%, nơi cao 20-30%, trong đó có  17 ha phải gieo sạ lại (Hương Phong-Hương Trà, Thống Nhất-Huế). Các đối tượng sinh vật hại khác gây hại mật độ, tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Do ảnh hưởng các đợt mưa giông vào chiều tối nên một số bệnh: phấn trắng tiếp tục gây hại tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 30% (Nam Đông); bệnh nứt thân, xì mủ gây hại tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15% (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông).
b) Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm gây hại tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 25-30 (Hương Vân - Hương Trà, Phong Thu – Phong Điền, Thủy Biều - Huế). Sâu vẽ bùa, rệp sáp, bệnh muội đen gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.
c) Cây lạc: Bệnh đốm nâu, đốm đen gây hại gia tăng, tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Các đối tượng khác gây hại tỷ lệ và mật độ thấp.
d) Cây sắn: Bệnh đốm lá, thán thư, chảy nhựa, bọ phấn, nhện đỏ gây hại tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh chổi rồng gây hại cục bộ ở A Lưới.
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Cây lúa
Bệnh đạo ôn cổ bông, rầy các loại tiếp tục gây hại trên diện tích lúa Xuân Hè đang trổ. Chuột, ốc bươu vàng phát triển gây hại trên diện rộng lúa Hè Thu 2013. Các đối tượng sâu bệnh hại khác tiếp tục phát sinh phát triển.
2. Cây trồng khác
Bệnh phấn trắng, bệnh nứt thân xì mủ trên cây cao su tiếp tục gây hại trên các vùng có mưa vào chiều tối; Bệnh chảy gôm trên cây ăn quả; bệnh chảy nhựa, bệnh chổi rồng, rệp, nhện ... trên cây sắn tiếp tục phát sinh gây hại trong điều kiện nắng nóng.
IV. Đề nghị
1.     Trên cây lúa
       - Tiếp tục tăng cường tổ chức diệt chuột đồng loạt trên diện rộng; thu gom bắt ốc bươu vàng bằng mọi biện pháp hạn chế mật độ trên đồng ruộng.
       - Tiến hành tỉa dặm, bón phân thúc sớm để cây lúa phát triển. Khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu đầu vụ (từ 0-40 ngày sau sạ) để bảo vệ các loài thiên địch trên đồng ruộng.
- Do điều kiện chiều tối có mưa dông nhiều nơi, cần tăng cường kiểm tra lúa Xuân Hè và chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn, bệnh lem lép, phun trừ rầy cục bộ nơi có mật độ cao.
2. Cây trồng khác
          * Cây cao su: Các vùng có mưa, đất đủ độ ẩm tiến hành chăm sóc, bón phân để cây phục hồi và phát triển. Hạn chế cạo phạm, tạo vết thương cơ giới nấm bệnh xâm nhiễm và gây hại khi có mưa giông.
          * Cây Thanh trà: Chăm sóc, làm cỏ, cắt tỉa cành bị sâu bệnh hại, tạo độ thông thoáng để cây phát triển, hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại; vận động nông dân tiêu hủy các cây bị bệnh chảy gôm nặng không có khả năng phục hồi để hạn chế nguồn bệnh.
* Cây lạc: Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc Đông Xuân và tiến hành làm đất để gieo lạc vụ Hè Thu, hạn chế đất khô, đất không đủ ẩm, tỷ lệ cây chết sau khi gieo.
* Cây sắn: Tăng cường kiểm tra các đối tượng dịch hại để có biện pháp quản lý. Các đối tượng dịch hại thuộc nhóm chích hút (nhện, rệp…) sẽ phát triển gia tăng mật độ, tỷ lệ trên các vùng đất khô hạn khi gặp điều kiện nắng nóng nhiệt độ cao, cần kiểm tra theo dõi định kỳ, đặc biệt là đối với rệp sáp bột hồng, phát hiện sớm và phòng trừ, tiêu hủy trên diện hẹp tránh lây lan trên diện rộng.
 
                                                                                Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày