Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.307.356
Truy câp hiện tại 6.686
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành văn bản về việc hướng dẫn một số nội dung trong khai thác thực vật rừng thông thường theo Thông tư số 27
Ngày cập nhật 18/04/2019

      Ngày 16/11/2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT, Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Thông tư này có những quy định mới về khai thác thực vật rừng thông thường so với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trước đây.

      Để thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung trong khai thác thực vật rừng thông thường đối với chủ rừng là tổ chức trên địa bàn tỉnh với các nội dung:

1. Xây dựng phương án khai thác gỗ

a. Đối với phương án khai thác tận dụng/tận thu gỗ từ rừng tự nhiên

- Trước khi khai thác tận dụng/tận thu gỗ từ rừng tự nhiên, chủ rừng là tổ chức tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án khai thác (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT). Trong phương án phải xây dựng dự toán các chi phí khai thác để làm cơ sở phê duyệt giá khởi điểm và tổ chức đấu giá theo quy định.

- Quá trình thực hiện khai thác lâm sản, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra theo phương án khai thác đã phê duyệt. Sau khai thác, chủ lâm sản (chủ rừng) lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê theo quy định.

b. Đối với phương án khai thác gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

- Về nguyên tắc, việc xây dựng phương án khai thác gỗ rừng trồng được thực hiện theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Ban hành Quy trình xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán áp dụng trong khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, phương án khai thác gỗ rừng trồng phải bổ sung các hạng mục sau:

+ Tính toán các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng: xác định các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong quá trình khai thác.

+ Xây dựng phương án phát triển rừng sau khai thác (nếu có): xây dựng phương án trồng lại rừng (bao gồm: xác định loài cây, mật độ trồng và các chi phí như thiết kế trồng rừng,…).

- Quá trình thực hiện khai thác lâm sản, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra theo phương án khai thác đã phê duyệt. Sau khai thác, chủ lâm sản (chủ rừng) lập bảng kê lâm sản theo quy định.

2. Phê duyệt phương án khai thác

Chủ rừng là tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Kiểm lâm). Hồ sơ gồm có:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng.

- 01 bộ phương án khai thác tận dụng/tận thu gỗ từ rừng tự nhiên hoặc phương án khai thác gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, bao gồm: Thuyết minh và dự toán khai thác, bản đồ khu vực khai thác và 03 bảng báo giá của các đơn vị thu mua gỗ.

- 01 bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt (đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên).

- Báo cáo thẩm định phương án khai thác và dự toán của đơn vị thẩm định, có xác nhận của chủ rừng.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày