Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.307.878
Truy câp hiện tại 7.106
Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và giải pháp cho thời giai tới
Ngày cập nhật 29/04/2020

Sau 5 năm (2016-2020) thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh đã có những khởi sắc rõ nét:Diện mạo nông thôn được đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư từng bước đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn đã từng bước được cải thiện, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy; số xã đạt chuẩn nông thôn mới bảo đảm tiến độ, đạt mục tiêu chung của Chương trình do Chính phủ đề ra giai đoạn 2016-2020.

Giai đoạn 2016-2019 toàn tỉnh có 104 xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau khi sáp nhập xã (01/01/2020), giảm 7 xã còn 97 xã. Đến nay đã có 92/97 xãđã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch chung xây dựng NTM, đạt tỷ lệ 88,5%. Tính đến 31/12/2019, toàn tỉnh đã có 59 xã đạt 19/19 tiêu chí (dự kiến đến 31/12/2020 có 62 xã) trong đó 45 xã đã có quyết định công nhận xã đạt chuẩn (dự kiến đến 31/12/2020 có 62 xã); có 1 huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp huyện (dự kiến đến 31/12/2020 có 2 huyện);dự kiến đến 31/12/2020 có21 xã thôn bản, ấp đạt chuẩn nông thôn mới.

Giai đoạn 2016-2020 tổng số vốn huy động để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt 10.084tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 3.570 tỷ đồng, chiếm 35%; vốn lồng ghép từ chương trình, dự án 799 tỷ đồng; vốn tín dụng 5.794 tỷ đồng, chiếm 57%; vốn các tổ chức, doanh nghiệp 182 tỷ đồng, chiếm 1,8%; vốn cộng đồng dân cư 538tỷ đồng, chiếm 5,3 %.

Hạ tầng nông thôn đã được tăng cường đầu tư, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc; toàn tỉnh đã huy động được một nguồn lực khá lớn với 9.150 tỷ đồng, trong đó có nguồn lực đáng kể từ người dân, doanh nghiệp, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất.

Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng khá; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm đáng kể; Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh như: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn,… đều tăng đáng kể.

Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư; nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư; chăm sóc y tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện cả về lượng và chất. Môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều vùng nông thôn đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh quan xanh - sáng - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng phát huy hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.

Kết quả thu hồi nợ ứng nguồn NSTW và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:Không bố trí nguồn vốn hoàn trả nợ ứng NSTW trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Không có nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động vốn vẫn còn các khó khăn, vướng mắc: Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho Tỉnh còn hạn chế, ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn nên nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước còn hạn chế so với nhu cầu thực hiện các mục tiêu của Chương trình, nhất là đối với các tiêu chí hạng mục cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trong khi việc huy động nguồn lực từ người dân và các doanh nghiệp còn hạn chế. Một số chính sách, quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn một số địa phương; Nhà nước chưa có chính sách tiếp tục hỗ trợ cho các xã bãi ngang, xã khó khăn sau khi đạt chuẩn để duy trì và nâng cao chất lượng nông thôn mới,… 

Các giải pháp huy động nguồn lực trong thời gian tới:Thừa Thiên Huế là tỉnh còn nhiều khó khăn; vì vậy trong thời gian đến, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của chương trình xây dựng nông thôn mới cần có một số nhóm giải pháp sau:

Bên cạnh nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, các địa phương phải bố trí ngân sách, huy động nhân dân đóng góp và lồng ghép các nguồn lực để thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và những người con của quê hương sống, công tác ở xa quê hương đóng góp, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp của người dân trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với khả năng. Tăng cường lồng ghép các Chương trình, dự án của các ngành, các địa phương để ưu tiên thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới; ưu tiên nguồn vốn cho hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng các tiêu chí nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực cho các xã có kế hoạch về đích trong giai đoạn 2016-2020.

Áp dụng cơ chế đặc thù, thiết kế mẫu các công trình xây dựng cơ bản đơn giản nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện.Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công, quản lý ngân sách nhà nước để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản và đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng theo quy định.

Trung ương cần sớm ban hành chính sách tiếp tục hỗ trợ cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới để duy trì và nâng cao chất lương các tiêu chí đã đạt, trước hết đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển đã phấn đấu đạt chuẩn thời gian qua; có chính sách và ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ, khuyến khích xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới  kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày