Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.324.430
Truy câp hiện tại 17.236
CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BÃO LŨ, ĐỐI, RÉT VÀ DỊCH BỆNH CHO VẬT NUÔI
Ngày cập nhật 17/10/2022

             Để chủ động ứng phó, phòng chống bão lũ, đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, hoàn thành kế hoạch năm 2022. Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 2389/SNNPTNT-CCCNTY ngày 14/10/2022 về nội dung trên, trong đó đề nghị các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện tốt các việc sau:

1. Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của không khí lạnh, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc ứng phó, phòng, chống;

- Phân công cán bộ phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn gia cố chuồng trại. Hướng dẫn giảm đàn đối với các hộ chăn nuôi không chủ động đủ nguồn thức ăn dự trữ, các hộ trong vùng thấp trũng trước khi xảy ra bão lũ, rét đậm, rét hại; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ phát sinh dịch bệnh;

- Phổ biến kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và xây dựng phương án đối phó kịp thời khi bão lũ, rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra. Trong đó, tiếp tục thực hiện nội dung Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh về việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi; hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng chống rétvàHướng dẫn số 357/HD-CCCNTY ngày 08/10/2021 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về phương án bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa bão;

- Chủ động bố trí ngân sách của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống bão lũ, đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm. Tập trung chỉ đạo và áp dụng mọi biện pháp tại chổ để phòng, chống thiên tai giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với chăn nuôi;

- Thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công  tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và xử lý môi trường sau mưa lũ tại cơ sở.

2. Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Chăn nuôi Thú y các huyện, thị xã

- Phối hợp các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi kiểm tra, gia cố chuồng nuôi chắc chắn, không để nước mưa ứ đọng, tắc nghẽn trong khu vực chuồng nuôi tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu trú, phát triển.Thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp xảy ra úng ngập, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi;

- Trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài và có rét đậm, rét hại thì cần có biện pháp giữ ấm cho gia súc, gia cầm; tuyên truyền, vận động người dân hạn chế nuôi thả rông gia súc, giacầm;không cho trâu bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, có che chắn; sử dụng các tấm chăn, áo, bao tải gai đã cũ để làm áo chống rét cho trâu bò; chủ động dự trữ đủ thức ăn, nước uốngphù hợp với từng đối tượng nuôi và bảo quản tốt các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò trong mùa mưa rét (cỏ, rơm cuộn), đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin,khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi;

- Hướng dẫn các địa phương, các hộ chăn nuôi tăng cường công tác tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật, những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao; báo ngay cho chính quyền  địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều travà xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

3. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Chủ động triển khai công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục ở trâu bò, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Cúm gia cầm.

- Tăng cường công tác chỉ đạo và đốc thúc việc tiêm phòng bổ sung các loại vaccine cho gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ cao;

- Dự phòng đủ các loại hoá chất tiêu độc khử trùng, vaccine,... để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nếu có dịch bệnh xảy ra;

- Phát động tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các khu vực bị ảnh hưởng của mưa, lũ để tiêu diệt các loại mầm bệnh sau bão lũ.

 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày