Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.312.859
Truy câp hiện tại 10.311
BẢN TIN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG NƯỚC (SỐ THÁNG 8/2023)
Ngày cập nhật 17/08/2023

     Nhằm thúc đẩy công tác phát triển thị trường nông sản, để cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình sản xuất, biến động thị trường trong nước và xuất khẩu, Ban Chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản phát hành Bản tin Sản xuất và tiêu thụ nông sản trong nước (Số tháng 8/2023).

     Trong bối cảnh tăng trưởng chậm toàn cầu, ảnh hưởng của hậu covid, xung đột Nga-Ucraina kéo dài tác động đến xu hướng định hình lại các chuỗi cung ứng quốc tế, lạm phát cao cùng với hàng tồn kho nhập từ năm 2022 ở các nước châu Âu và Hoa Kỳ là những nguyên nhân dẫn đến đơn hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản suy giảm. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những điểm sáng về xu hướng an ninh lương thực và Trung Quốc bình thường hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 08/01/2023 là những cơ hội gia tăng xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như lúa gạo, rau quả, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Một số khuyến nghị như sau:

     - Về lúa gạo: Giá lúa gạo trong tháng 7 có xu hướng tăng nhẹ do thương lái tích cực thu gom hàng để chế biến xuất khẩu. Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo cùng với rủi ro về thời tiết không thuận lợi (hiện tượng El Nino) nên nhu cầu mua của một số nước tiếp tục cao, giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục được đẩy lên mức cao là cơ hội cho người trồng lúa và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong thời gian tới. Các địa phương cần chủ động theo dõi sát tình hình khí tượng, thủy văn, tình hình mưa bão để kịp thời chỉ đạo sản xuất; chủ động các biện pháp ứng phó, bảo vệ lúa để giảm thiểu những tác động đến chất lượng, năng suất, đáp ứng nhu cầu mua gạo vào vụ thu hoạch; cập nhật thông tin kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tận dụng tốt nhất cơ hội.

     - Về trái cây: Dự báo xuất khẩu hàng rau quả trong những tháng cuối năm 2023 sẽ tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường. Do vậy, để nâng cao giá trị hàng hóa, cũng như đóng góp tích cực hơn cho tổng giá trị xuất khẩu, hiện các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để khơi thông thị trường, kết nối đưa các hệ thống phân phối cũng như thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường thế giới.

     - Về thịt lợn: Giá thịt lợn biến động tăng giảm không ổn định trong tháng 7 tuy nhiên được dự báo xu hướng đang trên đà tăng. Các trang trại chăn nuôi đang thực hiện vào đàn để phục vụ dịp lễ, Tết cuối năm. Các địa phương cần tiếp tục kiểm soát việc nhập lậu, nhất là khu vực biên giới Trung Quốc để ổn định giá; chủ động phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là dịch lở mồm long móng gia súc, heo tai xanh, dịch tả heo châu Phi và các loại dịch bệnh khác.

     - Về thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự báo có thể tăng trưởng nhẹ vào 3 tháng cuối năm, các thị trường như Trung Quốc, ASEAN duy trì đà tăng trưởng; các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản kỳ vọng sẽ dần ấm lên. Hiệp hội và địa phương cần chủ động nắm bắt tình hình thực tiễn để có những kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước (tín dụng, thuế…) và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường./.

Xem đầy đủ bản tin tại tập tin đính kèm.

                                                                                                CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

Tập tin đính kèm:
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày