Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.298.000
Truy câp hiện tại 1.691
Hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sen năm 2024
Ngày cập nhật 21/06/2024

Hiện nay, diện tích cây sen khoảng 655 ha, tập trung chủ yếu huyện Phong Điền;  Phú Vang; Phú Lộc; thị xã Hương Trà và thành phố Huế…; đang giai đoạn thu hoạch tập trung, nhìn chung cây sen năm nay sinh trưởng phát triển không tốt bằng năm trước (năm 2023). Nguyên nhân, do thời nắng nóng kéo dài, bà con vẫn tận dụng diện tích sen tái sinh từ các vụ trước, không chủ động được nguồn giống tại chổ nên phải mua giống từ nơi khác, nguồn gốc không rõ ràng nên dễ bị nhiểm sâu bệnh, chưa chú trọng công tác vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, chăm sóc bón phân chưa cân đối, cây kém phát triển, bị bệnh đốm lá, bệnh thối củ, thối rễ do nấm, bệnh thán thư lá,… phát sinh gây hại. Do đó đa số diện tích cây sen đã trồng lâu năm mất mùa, gương và hạt nhỏ, năng suất sản lượng không cao. Tuy nhiên, do đặc trưng giống sen Huế có mùi vị hương thơm và chất lượng ngon nên được thị trường ưa chuộng, mặc dù năm nay năng suất giảm, nhưng giá cả hiện nay bà con bán với giá 180.000 đồng/kg đối với hạt sen đã bóc vỏ; 45.000-50.000 đồng/kg đối với hạt sen tươi chưa bóc vỏ, giá tăng hơn 20-30% so với thời điểm cùng kỳ năm trước.

Để chủ động trong công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất trồng và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên cây sen. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực khuyến cáo đối với bà con trồng sen một số nội dung như sau:

- Tăng cường chăm sóc, bón bổ sung phân chuồng, bón phân cân đối, đẩy đủ, điều chỉnh mực nước hợp lý để cây sinh trưởng phát triển.

- Vệ sinh đồng ruộng và xử lý phơi ải trước khi trồng mới, nhặt bỏ các lá già, các bộ phận cây bị sâu bệnh gây hại nặng để tiêu hủy.

- Tăng cường kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ một số bệnh đang phát triển gây hại như ốc bươu vàng, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh thán thư do nấm và bệnh thối củ, thối rễ.

- Ngoài ra, cần theo dõi thường xuyên đồng ruộng để phát hiện các đối tượng gây hại khác như tuyến trùng, nhện đỏ, dòi đục lá, bọ xít, rầy xanh, bọ cánh cứng hoa súng… để xử lý phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Khi hồ, ruộng sen đang nhiễm bệnh ngừng bón các loại phân, chất kích thích sinh trưởng, tháo cạn nước trong hồ và tiến hành phun trừ bệnh. Khi phun thuốc phòng trừ bệnh kết hợp với dầu khoáng SK 98EC hoặc chất bám dính để tăng khả năng bám dính của thuốc và loang đều trên thân, lá, nhằm tăng hiệu lực của thuốc. Sau phun 3 ngày tiến hành kiểm tra ruộng sen, nếu thấy bệnh ngừng phát triển thì cho nước vào ruộng trở lại và chăm sóc để cây sen phục hồi phát triển. Nếu bệnh có xu hướng phát triển phun lại lần 2 để khống chế bệnh, tăng cường bón thêm phân kaliclorua để cây hồi phục và phát triển.

                                                                                      Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày