Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.307.861
Truy câp hiện tại 7.091
Hội nghị đầu bờ mô hình sản xuất lúa vụ Hè Thu 2016
Ngày cập nhật 01/09/2016

Trong vụ Hè Thu 2016, được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với một số HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai xây dựng mô hình: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm phèn, mặn ven phá” tại các hợp tác xã (HTX Phú Thanh 2-Phú Vang, HTX Kế Môn-Phong Điền và HTX số 2 Sịa-Quảng Điền). 

Sau một vụ triển khai thực hiện, các mô hình đã đạt được được những kết quả khả quan. Nhằm đánh giá những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm để có định hướng nhân mở rộng mô hình cho những vụ tiếp theo. Vừa qua, trong các ngày 23, 24 và 26/8/2016 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các Hợp tác xã tiến hành tổ chức hội nghị đầu bờ.

Đến tham dự hội nghị có đại diện phòng Kế hoạch-tài chính Sở; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện có thực hiện mô hình, đại diện của chính quyền địa phương và hơn 100 hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình, ngoài ra còn có khoảng 40 hộ nông dân không thực hiện mô hình cùng đến tham dự và tham quan mô hình tại đồng ruộng.

Tại các hội nghị, đại biểu tham dự đã được trực tiếp tham quan đồng ruộng, thảo luận và chia sẻ kinh nhiệm với những nông dân trực tiếp làm mô hình về việc  ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên chân đất nhiễm phèn, mặn. Qua các báo cáo kết quả thực tế triển khai của các Ban quản lý HTX được trình bày tại hội nghị, cho thấy năng suất lúa trong mô hình cao hơn từ 300-400kg/ha, lợi nhuận thu được cao hơn từ 1.300.000-1.500.000đ/ha so với ruộng làm theo cách bón phân của nông dân trên các chân đất bị nhiễm phèn, mặn. Ngoài ra, qua phát biểu của bà con nông dân tại các hội nghị đều cho rằng:  Bón vôi khi làm đất có tác dụng cải tạo đất, nguồn nước, hạn chế ngộ độc trên cây lúa trong vùng thực hiện mô hình; Việc bón lót đã giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh ngay từ đầu vụ; Ruộng mô hình sử dụng phân lót hữu cơ giúp cải tạo đất, làm bộ rễ mạnh hơn, cây sinh trưởng khỏe hơn, hạn chế sâu bệnh gây hại; Phun phân bón lá vào giai đoạn lúa trổ giúp lúa chín nhanh, tập trung, màu sắc hạt lúa đẹp;

Trên địa bàn tỉnh, diện tích đất trồng lúa ở các vùng ven phá có chất đất nhiễm chua phèn còn nhiều. Hy vọng, qua thành công của mô hình đã được triển khai trong vụ Hè thu này là cơ sở để Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có những định hướng chỉ đạo sản xuất trong các vụ đến, đồng thời các HTX đã triển khai thực hiện mô hình cần nhân mở rộng mô hình cho các vùng có cùng tính chất trên địa bàn./.

                                                                                                                              Phòng Trồng trọt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Các tin khác
Xem tin theo ngày