Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.187.691
Truy câp hiện tại 6.444
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 06/11/2024 đến ngày 12/11/2024)
Ngày cập nhật 13/11/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 280C; Thấp nhất: 200C.

          - Độ ẩm TB: 90%; Thấp nhất: 76%.

          - Ngày mưa: 05 ngày mưa .

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng (ha)

Cây lúa

 Hè Thu: 25.324

25.324

 Thu hoạch xong

Cây Ngô

622

616

Thu hoạch xong

Cây Lạc

312,7

312,7

Thu hoạch xong

Đậu các loại

591,7

591,7

Thu hoạch xong

Khoai lang

505,8

505,8

Thu hoạch xong

Rau các loại

(Vụ Đông)

794

614

Thu hoạch: 170

Còn lại: 444

Cây hoa

Hoa các loại: 75,5

53,6

Phát triển thân lá

Hoa cúc (chậu)

142.550

Phát triển thân lá

Sắn

Đông Xuân: 3.643

4.001

 

Thu hoạch xong

Hè Thu: 358

Ném

149

149

Thu hoạch xong

Cây sen

679

679

Thu hoạch

Cây ăn quả

3.597,8

3.413

KTCB–Kinh doanh

Cây hồ tiêu

275,4

210

Kinh doanh: 210

Cây cao su

6.700

5.637

Kinh doanh: 5.637

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU

1. Lúa chét, cỏ dại: Trên lúa chét, cỏ dại các đối tượng sinh vật gây hại: sâu cuốn lá, rầy các loại, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh lem lép,...  tiếp tục tích lũy, tồn tại trên đồng ruộng.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 240 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 250 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).

- Bệnh rụng lá Corynespore: Diện tích nhiễm 50 ha (không tăng với tuần trước và giảm 300 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10 % (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 175 ha (giảm 5 ha so với tuần trước, giảm 42 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân, Hương Bình-Hương Trà; Thủy Biều-TP.Huế).

- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, câu cấu, bệnh muội đen, vàng lá greening, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

4. Cây trồng khác (rau, hoa, …): Bệnh đốm lá, gỉ sắt trên cây hoa cúc gây hại rải rác với tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.                                                                                         

III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Lúa chét, cỏ dại:

Trên lúa chét, cỏ dại các đối tượng sinh vật gây hại: sâu cuốn lá, rầy các loại, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh lem lép, ...  tiếp tục tích lũy, tồn tại trên đồng ruộng.

1.2. Cây trồng khác

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,...  tiếp tục phát sinh gây hại.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

2.1. Cây lúa:

- Đôn đốc các địa phương hướng dẫn nông dân cày lật đất trên các vùng ruộng cao không bị ngập nước để tiêu hủy lúa chét, cỏ dại nhằm hạn chế nguồn sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng.

- Chỉ đạo chính quyền địa phương, HTX tùy vào tình hình cụ thể của địa phương để xây dựng Kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2024-2025.

2.2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.

2.3. Cây ăn quả:

- Vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành vượt, sâu bệnh, chống đỡ các cành gần mặt đất, vun gốc, khơi thông cống rãnh để thoát nước tốt, chống đổ ngã đề phòng khi mưa to gió lớn; chăm sóc, bón phân sau khi thu hoạch trái.

- Kiểm tra, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây bưởi thanh trà hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

2.4. Đối với cây sắn:

Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch sắn, đốt, tiêu hủy các bộ phận của cây sắn nhiễm bệnh khảm lá sắn để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang vụ sau.

2.5. Cây hoa, rau các loại: Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.

 

 

 

                                                                                                       Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày