Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.321.017
Truy câp hiện tại 15.175
Kết quả mô hình áp dụng 3 giảm- 3 tăng trong sản xuất lúa tại HTXNN số 1 Sịa
Ngày cập nhật 07/06/2019

Với mục tiêu phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững nhằm giảm bớt tình trạng sử dụng quá nhiều giống, phân vô cơ và thuốc hóa học trừ sâu bệnh; giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng cao thu nhập cho người sản xuất lúa và giảm ô nhiễm môi trường, vụ Đông Xuân 2018 – 2019 thực hiện chỉ đạo của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với HTX số 1, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, triển khai thực hiện mô hình “ Áp dụng các biện pháp canh tác 3 giảm 3 tăng ( trong đó có IPM ) trên cây lúa”.

Với diện tích 10 ha thực hiện mô hình, bên cạnh việc được hỗ trợ một phần giống và vật tư, người nông dân còn tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, hiểu biết về cơ sở khoa học và thực tiển khi tiến hành giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân đạm và đặc biệt là giảm dùng thuốc BVTV. Người tham gia được hướng dẫn thực hành bón phân cân đối và hiệu quả, cách nhận diện và phòng trừ các đối tượng dịch hại chủ yếu trên ruộng lúa.

So với kỹ thuật canh tác truyền thống, áp dụng “3 giảm, 3 tăng”,  do gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp chăm sóc phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình nên không những lúa phát triển tốt năng suất chất lượng tăng mà nông dân còn giảm được chi phí phân bón, giống.... Do  áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong ngâm ủ và gieo sạ; dù số lượng  giống giảm nhưng vẫn đảm bảo được mật độ; ruộng lúa thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, lượng phân bón tiêu tốn ít hơn, sâu bệnh hại giảm, vì vậy số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm 2 lần/ sào. Kết quả từ mô hình cho thấy năng suất lúa đạt 70 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 5 tạ /ha. Chi phí sản xuất trong mô hình thấp hơn so với ngoài mô hình 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 16 triệu đồng/ha, cao hơn so với ngoài mô hình 5 triệu đồng/ha.

Qua đánh giá kết quả thực hiện mô hình, các hộ tham gia đều cho rằng thực hiện theo chương trình “ 3 giảm, 3 tăng ” đã giúp người nông dân giảm được chi phí về: giống, phân đạm, thuốc trừ sâu và tăng năng suất lúa góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hiệu quả đạt được từ mô hình là khá cao, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất, góp phần sản xuất lúa theo  hướng bền vững, an toàn sản phẩm và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Các tin khác
Xem tin theo ngày