Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 1.298
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 07/8/2019 đến ngày 13/8/2019)
Ngày cập nhật 14/08/2019

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 07/8/2019 đến ngày 13/8/2019)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 38,00C; Thấp nhất: 23,00C.  

          - Độ ẩm: TB: 82,0%; Thấp nhất: 48,0%.

          - Ngày mưa: 02 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

- Hè Thu 2019

 

25.817ha (Hè Thu sớm 160 ha, Hè Thu chính vụ:

25.657 ha)

 

* Hè Thu: Đã thực hiện 25.408,3  ha

 trong đó:

- Hè Thu sớm: 160 ha

- Hè Thu chính vụ: 25.248,3 ha

 

* Hè Thu sớm: thu hoạch xong 160 ha.

* Hè Thu chính vụ: 25.248,3 ha

- Thu hoạch: 5.823 ha

- Trổ: 19.425,3ha

Cây lạc

355,5

353

Phát triển củ: 353 ha

Cây ngô

636,5

534

Thu hoạch: 20 ha

Trổ cờ phun râu-phát triển quả: 364 ha

Phát triển thân lá: 150 ha

Cây sắn

- Đông Xuân 2018- 2019

- Hè Thu

 

5.448

 

400,8

 

5.648

 

400,8

 

Phát triển củ: 5.403 ha

Thu hoạch: 245 ha

Cây con: 400,8 ha (Nam Đông, A Lưới)

Đậu các loại

902,5

652,5

Thu hoạch: 25 ha

Phát triển quả: 200 ha

Phát triển thân cành-ra hoa:  427,5 ha

Khoai lang

651,5

647,7

Phát triển thân lá-hình thành

và phát triển củ

Cây ăn quả

3.367

3.213,6

Phát triển thân cành- Phát triển quả

Rau các loại

1.250,6

1.160,6

Phát triển thân lá: 1.160,6 ha

Cây hành

90

90

Phát triển lá - thu hoạch

Cây sen

462

494,5

Thu hoạch

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955

Kinh doanh: 6.392,6 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.562,4 ha

Thuốc diệt chuột đã sử dụng 520kg, thu đuôi chuột 30.400 đuôi.

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Cây lúa

- Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 3.416,5 ha (giảm 63,5 ha so với tuần trước, tăng 1.930,5 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 40-50%, diện tích nhiễm trung bình 1. 030 ha (giảm 428 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 170 ha (giảm 120 ha so với tuần trước) (Quảng Phước, Quảng An - Quảng Điền; Phú Lương, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Đa- Phú Vang; Thủy Châu, Thủy Phù, Thủy Tân, Phù Nam, Thủy Phương, Thủy Vân, Vân Thê- Hương Thủy; Hương An, Hương Toàn, Hương Xuân-Hương Trà; Lộc Trì, Lộc Bổn, Đại Thành, Lộc Sơn-Phú Lộc;…).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.174 ha (giảm 573 ha so với tuần trước, tăng 124 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 40-50%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 515 ha, tỷ lệ bệnh 25-40% (giảm 155 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 150 ha, tỷ lệ bệnh 40-50% (Đông Phước, Đông Vinh, Quảng Thọ, Đông Phú - Quảng Điền; Thủy Phương, Phù Nam,...-Hương Thủy; Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Hà - Phú Vang;...).

- Chuột: Diện tích nhiễm 553 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 357 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao >20%, diện tích nhiễm trung bình 290 ha (Hương Long - Huế; Thủy Tân, Thủy Dương - Hương Thủy; Hương Toàn, Hương Hồ, Hương An,…- Hương Trà; Phong Sơn - Phong Điền; Đông Phước, Quảng Thọ - Quảng Điền; Đại Thành, Lộc Sơn,...Phú Lộc).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 115 ha (giảm 180 ha so với tuần trước, giảm 60 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-15 con/m2, sâu giai đoạn trưởng thành, diện tích nhiễm trung bình 15 ha, diện tích nhiễm nặng 10 ha (Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Lương,…-Hương Thủy).

- Nhện gié: Diện tích nhiễm 2.757 ha (tăng 67 ha so với tuần trước, tăng 710 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-40%; diện tích nhiễm trung bình 430 ha, diện tích nhiễm nặng 7 ha (Thủy Phương, Vân Thê, Thủy Châu,...-Hương Thủy, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phước,...-Quảng Điền; Phú Hồ, Phú Lương,..Phú Vang; Đông Xuân, Hương An,...-Hương Trà).

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 545,25 ha (giảm 19,75 ha so với tuần trước, giảm 85,85 ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 750-1.500 con/m2, nơi cao 3.000 - 5.000 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 5- trưởng thành (Vân An, Thanh Phước, Thuận Hòa-Hương Phong-Hương Trà; Thủy Phương, Vân Thê-Hương Thủy; Phú Hòa - Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như  bệnh bạc lá, sọc vi khuẩn, bệnh thối bẹ lá đòng, sâu keo, sâu xanh, bọ phấn,… gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 250 ha (giảm 30 ha so với tuần trước, giảm 58 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, loét sọc miệng cạo,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 160 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 31,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% trong đó diện tích nhiễm trung bình 2 ha (Thủy Bằng-Hương Thủy;Thủy Biều-Huế; Phong Thu-Phong Điền).

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 110 ha (không tăng so với tuần trước, không tăng so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 20% (Hương Trà).

- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 40 ha (tăng 1 ha so với tuần trước, tăng 17,8 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 60 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 21 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%, bệnh cấp 1-3.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đốm rong, chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây ngô

          - Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 30,5 ha (giảm 2,5 ha so với tuần trước), mật độ 2-4 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, diện tích nhiễm trung bình 11ha, diện tích nhiễm nặng 1,5ha, sâu giai đoạn trưởng thành-tuổi 1 (Hương Long-Huế; Hương Toàn-Hương Trà; Hồng Quảng-A Lưới;…).

- Các đối tượng sinh vật gây hại gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

6. Cây hành lá

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 50 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 20 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ hại 10-15%, diện tích nhiễm trung bình 15 ha (Hương Trà).

- Sâu xanh da láng: Diện tích nhiễm 65 ha (giảm 5 ha so với tuần trước), mật độ 10-15 con/m2, nơi cao >30 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 15 ha (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật như bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

7. Cây sắn

          - Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 705 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 655 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-20%, nơi cao 40-50%, diện tích nhiễm trung bình 250 ha, diện tích nhiễm nặng 200 ha (Tây Xuân-Hương Trà; Phú Xuân, Vinh Xuân, Phú Đa - Phú Vang; Lộc Bổn, Lộc Sơn - Phú Lộc, Phong Sơn - Phong Điền).

- Bọ phấn gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20%  (Hương Trà, Phong Điền).

- Các đối tượng sinh vật khác như rệp sáp, đốm lá,...gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp. Bệnh khảm lá sắn qua điều tra chưa phát hiện, cần tiếp tục tăng cường điều tra để có biện pháp quản lý.

8. Cây trồng khác (rau, lạc,…): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

Các đối tượng sinh vật gây hại giảm về diện tích, mức độ gây hại do lúa chín thu hoạch. Cục bộ một số diện tích lúa đang chắc xanh và diện tích lúa trổ muộn rầy nâu, nhện gié, bệnh khô vằn, lem lép,...tiếp tục gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại.

2. Cây trồng khác

          - Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,...tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả có múi.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy, … gây hại trên cây rau.

- Bệnh thán thư, thối thân, thối củ, đốm lá,… gây hại trên cây sen

IV. Đề nghị

1.Cây lúa

- Tập trung chỉ đạo thu hoạch diện tích lúa đã chín để hạn chế thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy.

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ rầy nâu nơi có mật độ cao >1.500 con/m2, nhất là trên diện tích lúa chắc xanh và trà muộn đang trổ bằng các loại thuốc có hoạt chất Nitenpyram, Pymetrozine, Thiamethoxam, Dinotefuran, ... Nếu trường hợp rầy mật độ cao, nhiều tuổi phát dục thì chỉ đạo phun kép bằng cách kết hợp trộn thuốc có hoạt chất Fenobucarb hoặc Isoprocarb với cát hoặc đất bột vãi phía dưới gốc lúa, phía trên phun thuốc để tăng hiệu lực trừ rầy. Đối với diện tích có mật độ rầy cao và lúa đã chín, chỉ đạo thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại.

- Tăng cường kiểm tra theo dõi các đối tượng tượng sinh vật gây hại cuối vụ để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời trên diện hẹp.

- Khuyến cáo nông dân duy trì mực nước trong ruộng giai đoạn lúa trổ chắc xanh, chỉ tháo cạn nước trước khi thu hoạch 7-10 ngày.

2. Cây cao su:  Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả:Vệ sinh vườn, làm cỏ, chăm sóc, bón phân, tủ gốc, tưới nước,... để cây phát triển và nuôi quả tập trung. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

4. Cây trồng khác (ngô, rau màu, sắn, lạc, tiêu, cây lâm nghiệp,…): Chỉ đạo thu hoạch diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch. Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ nhện đỏ trên cây sắn, sâu keo mùa thu trên cây ngô, sâu đo trên cây lâm nghiệp,… Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày