Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.308.489
Truy câp hiện tại 7.582
Báo cáo sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2018, kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2018 - 2019
Ngày cập nhật 16/10/2018

Sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2018, Ngành Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế đã thực hiện một số nội dung sau:

 

.Thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, diện tích, năng suất và sản lượng lúa và rau màu vụ Hè Thu 2018, so sánh với vụ Hè Thu 2017

- Thời vụ gieo cấy:
Về cơ bản tình hình gieo cấy lúa và các loại rau màu, cây công nghiệp khác ở các huyện, thị xã và thành phố Huế đã triển khai theo Hướng dẫn lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT
- Cơ cấu giống: Diện tích gieo cấy các giống dài và trung ngày 500,1 ha, chiếm 1,96%; nhóm giống ngắn ngày và cực ngắn như Khang dân, HT1, TH5, HN6,.... là 25.038,4 ha, chiếm 98,04% diện tích (trong đó Khang dân 12.811,3 ha, chiếm 50,16%). 
- Các giống lúa thuộc nhóm chất lượng cao như HT1, IRi35, HN6, JO2, HT6... có diện tích gieo cấy 6.102,7 ha, chiếm 23,9% diện tích (tăng khoảng 34 ha so với vụ trước). Nhìn chung cơ cấu các nhóm giống lúa có sự biến động so với các vụ trước. Các địa phương đã chú trọng hơn trong việc đưa các giống lúa mới ngắn ngày, có chất lượng vào sản xuất để tạo sự đa dạng các giống trên địa bàn, thuận lợi trong việc bố trí thời vụ gieo cấy và thu hoạch.
- Tỷ lệ gieo cấy giống lúa xác nhận đạt tỷ lệ 90,5 %, tăng 2,1% so với vụ Hè Thu năm trước. 
- Diện tích, năng suất và sản lượng lúa và rau màu vụ Hè Thu 2018:
+ Cây lúa: 25.539 ha, năng suất ước khoảng 60,8 tạ/ha, sản lượng 155.168 tấn; diện tích giảm 24 ha, năng suất tăng 2,9 tạ/ha, sản lượng tăng 7.175 tấn so Hè Thu 2017.
+ Cây sắn: 363 ha, năng suất ước đạt 323 tạ/ha, sản lượng 11.725 tấn; diện tích  giảm 49 ha, sản lượng tăng 5.020 tấn so với vụ Hè Thu 2017.
+ Cây Lạc: 286,3 ha, năng suất đạt 20,3 tạ/ha, sản lượng 581 tấn; diện tích tăng 47,7 ha, năng suất tăng 1,6 tạ/ha so với Hè Thu 2017.
+ Cây Ngô: 552,5 ha, năng suất 39,4 tạ/ha, sản lượng 2.178 tấn; diện tích giảm 58,6 ha so với năm trước; năng suất tăng 1,8 tạ/ha so với Hè Thu 2017.
+ Cây Khoai lang: 433,8 ha, năng suất đạt 49,7 tạ/ha, sản lượng 2.157 tấn; diện tích giảm 53,1 ha, năng suất tăng  so với Hè Thu 2017.
+ Cây rau các loại:  1.535 ha, năng suất đạt 103,2 ha, sản lượng 15.848 tấn; diện tích tăng 54 ha, năng suất giảm 1,9 tạ/ha so với Hè Thu 2017. 
Kết quả thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác năm 2018 và kế hoạch chuyển đổi năm 2019
- Kết quả thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác năm 2018 khoảng 653,7 ha (trong đó trồng cây hàng năm khoảng 630,7 ha, trồng cây lâu năm khoảng 5,8 ha và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa khoảng 17,2ha)
- Kế hoạch chuyển đổi năm 2019 khoảng 521,3 ha (trong đó trồng cây hàng năm khoảng 418,1 ha, trồng cây lâu năm khoảng 30,8 ha và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa khoảng 72,4 ha)
Kết quả triển khai “Cánh đồng lớn” trong sản xuất năm 2018 và kế hoạch triển khai sản xuất trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019
- Kết quả triển khai “Cánh đồng lớn” trong sản xuất 2018:
+ Các Doanh nghiệp, các HTX sản xuất nông nghiệp đã chủ động tiếp tục triển khai mô hình hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ lúa theo cánh đồng lớn. Diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn toàn tỉnh là 4.224 ha. Trong đó: Diện tích cánh đồng lớn có liên kết 1.822 ha (70 cánh đồng); cánh đồng lớn chưa có sự liên kết 2.402 ha (96 cánh đồng).
- Kế hoạch triển khai 2018 – 2019: Dự kiến sản xuất lúa theo cánh đồng lớn trên 3.100ha.  
Nêu một số mô hình sản xuất điển hình, những tiến bộ mới được áp dụng trong sản xuất vụ Hè Thu 2018
Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trên địa bàn luôn được tỉnh   quan tâm, đã chuyển giao nhiều kỹ thuật mới cho bà con nông dân. Điển hình một số mô hình sản xuất như:
* Mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất bị nhiễm chua phèn”:
- Quy mô: 30 ha. Trong đó sử dụng giống Khang Dân 18: 25ha, HN6:5ha)
- Hiệu quả mô hình: Năng suất lúa ở các điểm thực hiện tăng lên khoảng 3-4 tạ/sào so với vụ Hè thu năm trước, điều này đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho bà con. Ngoài ra, đã góp phần thay đổi nhận thức cho người nông dân về đầu tư thâm canh, nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác lúa trên đất nhiễm chua phèn.
* Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa:
- Quy mô: 349 ha.
- Hiệu quả: giảm được chi phí về giống, phân đạm, thuốc trừ sâu và tăng năng suất lúa góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hiệu quả đạt được từ mô hình là khá cao, thu nhập của người dân tăng lên, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất lúa. 
* Mô hình áp dụng một phải năm giảm trên cây lúa với quy mô 30 ha
* Mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch, hạn chế ngộ độc trên lúa Hè Thu:
- Quy mô: 110 ha
- Hiệu quả:  giúp rơm, rạ phân hủy nhanh hơn, tỷ lệ lúa chết lúc mới gieo (do ngộ độc hữu cơ, rơm rạ chưa phân hủy…) ít hơn, hạn chế tình trạng lúa bị gieo sạ lại; giảm được công dặm tỉa; rút ngắn thời gian sinh trưởng 2 – 3 ngày và cho năng suất cao đối chứng hơn 2 – 3 tạ/ ha.
* Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa mới: đã khảo nghiệm 16 giống lúa mới bao gồm: Giống năng suất: 07 giống, lấy giống Khang dân 18 làm đối chứng. Nhóm chất lượng: 09 giống, lấy giống HT1 làm đối chứng. Kết quả khảo nghiệm đã xác định tiếp tục bố trí khảo nghiệm cơ bản 08 giống lúa trong vụ Đông xuân 2018-2019 gồm: nhóm năng suất (03 giống) HG33, HG102, HG126; nhóm chất lượng (05 giống) HG59, HG80, HG93, HG131, KTDT12.
* Khảo nghiệm sản xuất giống lúa KH1 với quy mô 141ha.
* Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất được một số địa phương chủ động triển khai: có 26 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 20.000m2. Các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP  vẫn được tiếp tục phát triển mở rộng tại các địa phương với diện tích lúa: 1.096,07 ha, các loại rau (rau má, cải, xà lách, rau thơm,...): 103 ha. Mô hình sản xuất theo quy trình hữu cơ áp dụng cho lúa, rau đang được nhiều doanh nghiệp và người dân quan tâm (trong đó: lúa hữu cơ 353,3 ha, rau hữu cơ 21,6 ha). Một số hộ nông dân điển hình mạnh dạn đầu tư thành lập trang trại, nhà lưới sản xuất trồng trọt theo hướng công nghệ cao như trang trại trồng dưa lưới ở phường Thủy Biều – Huế; trồng rau thủy canh ở Phú Thượng – Phú Vang,...
* Ngoài ra, Các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, thị xã, thành phố Huế đã triển khai 04 lớp tập huấn nông dân (gồm 240 nông dân) tham gia về quản lý dinh dưỡng cây trồng (ICM), phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, rau;...
Một số cơ chế, chính sách của địa phương đã và đang được áp dụng để hỗ trợ sản xuất trong vụ Hè Thu và các vụ tiếp theo
- Quyết định Số: 795/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2016 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020
- Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020. 
- Quyết định số 332/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Dự án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (Mô hình tập trung).
- Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất, cung ứng các loại giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV, dịch vụ tưới tiêu... trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước của ngành được tăng cường nên đã thực hiện tốt việc quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, giá cả.. tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Một số mô hình đã và đang được hỗ trợ theo chính sách khuyến nông…
Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2018 - 2019
- Cây lúa: Khoảng 28.500 ha, năng suất phấn đấu đạt 63 tạ/ha, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt trên 95%.
- Các cây trồng khác:
+ Cây lạc: khoảng 3.000 ha.
+ Cây ngô: khoảng 1.100 ha.
+ Cây sắn: khoảng 6.000 ha.
+ Rau, đậu các loại khoảng 4.000 ha.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày