Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.321.510
Truy câp hiện tại 15.494
Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2021 của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 12/03/2021

Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời các cấp chính quyền địa phương và cơ quan có liên quan trong việc tổ chức triển khai và thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Qua đó, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành được triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ từng bước được nâng cao.

1. Kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2020

a) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước năm 2020

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Công văn số 4933/BTP-BTNN ngày 11/12/2019 của Bộ Tư pháp về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 22/01/2020 về triển khai, thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở Kế hoạch số 15/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế đã chủ động ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Phổ biến, giáo dục pháp luật; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; giải đáp pháp luật về bồi thường

Chỉ đạo Sở Tư pháp lồng ghép tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các bản tin tư pháp và tại địa phương thực hiện việc tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh, tại các cuộc họp khu dân cư, tổ dân phố.

Chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Công văn số 697/STP-HCTP ngày 23 tháng 4 năm 2020 đề nghị Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo các khó khăn vướng mắc trong công tác tư pháp, trong đó, có công tác bồi thường nhà nước. Theo đó, Sở Tư pháp đã tổng hợp, hướng dẫn các khó khăn vướng mắc do Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu.

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động bồi thường nhà nước

Trên cơ sở Kế hoạch số 15/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp đã thực hiện kiểm tra công tác bồi thường nhà nước tại Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà. Nhìn chung, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã thực hiện tốt công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi các vụ việc liên quan đến bôi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nếu có vụ việc phát sinh.

          d) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước

          Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết bồi thường.

          đ) Công tác phối hợp thực hiện và báo cáo thống kê về công tác bồi thường nhà nước

          Việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, việc báo cáo thống kê về công tác bồi thường nhà nước được thực hiện kịp thời, đầy đủ.

2. Các vụ việc điển hình:

Trong năm 2020, tại Thừa Thiên Huế không phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Tuy nhiên, tại địa phương đang còn 02 vụ việc phát sinh trước đây chưa được giải quyết dứt điểm:

a) Vụ việc của ông Nguyễn Thanh Tịnh

Vụ việc thát sinh từ năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Huế ban hành Quyết định số 4285/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 về việc giải quyết bồi thường đối với thiệt hại tài sản cho ông Nguyễn Thanh Tịnh số tiền: 691.586.000đ. 

Ủy ban nhân dân thành phố Huế đã nhiều lần mời ông Nguyễn Thanh Tịnh đến nhận tiền bồi thường nhưng ông Nguyễn Thanh Tịnh chưa đến nhận.

b) Vụ việc của bà Phan Thị Hồng Sen

Thực hiện Văn bản số 82/BC-BTNN ngày 29/6/2018 của Cục Bồi thường Nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố Huế đã ban hành Công văn số 2637/UBND-NC ngày 25/7/2018 và Công văn số 3921/UBND-NC ngày 23/10/2018 hướng dẫn bà Phan Thị Hồng Sen và 07 người con của ông Lê Quang Định bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ xác minh thiệt hại, thương lượng. Tuy nhiên, hiện nay, người bị thiệt hại vẫn chưa bổ sung được tài liệu, chứng cứ chứng minh.

3. Đánh giá chung về kết quả công tác bồi thường nhà nước

a) Đánh giá chung những kết quả đạt được

Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời các cấp chính quyền địa phương và cơ quan có liên quan trong việc tổ chức triển khai và thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Qua đó, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành được triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ từng bước được nâng cao.

b) Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân

- Vướng mắc, bất cập:

+ Vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước đã được thụ lý theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009, tuy nhiên, người yêu cầu bồi thường chưa cung cấp được chứng cứ chứng minh thiệt hại. Do đó, cơ quan giải quyết bồi thường yêu cầu người thiệt hại bổ sung các chứng cứ chứng minh, tuy nhiên, đến nay (thời điểm Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 đã có hiệu lực thi hành), người yêu cầu bồi thường vẫn chưa bổ sung được tài liệu, chứng cứ.

Tại khoản 4 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 có quy định việc dừng giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 không quy định việc dừng giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ trong trường hợp nêu trên.

Tại khoản 1 Điều 78 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 quy định các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước số 35/2009/QH12 để giải quyết.

Như vậy, trường hợp người yêu cầu không bổ sung được chứng cứ nhưng theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì không thể dừng giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ nên dẫn đến vụ việc bị kéo dài, không có hướng xử lý.

+ Vụ việc đã được cơ quan có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường và mời người yêu cầu bồi thường đến nhận tiền bồi thường nhưng người yêu cầu bồi thường không đến nhận mà không nêu rõ lý do cũng như không có khiếu nại, khiếu kiện gì. Như vậy, việc xử lý số tiền bồi thường nêu trên vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

+ Thực tiễn triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về bồi thường ở một số đơn vị còn chậm.

- Nguyên nhân:

+ Công tác bồi thường nhà nước là công tác mới, khó nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập về quy định.

+ Một số cơ quan, đơn vị chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác bồi thường nhà nước.

Những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2021

1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước để nâng cao nhận thức của công chức về pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

2. Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường nhà nước;

3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước đối với việc triển khai thi hành Luật, giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ;

4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

5. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và tham gia giải quyết bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các tin khác
Xem tin theo ngày