Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.316.662
Truy câp hiện tại 12.504
Những tồn tại, hạn chế hiện nay và định hướng, giải pháp bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 26/03/2021

Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên, do việc sử dụng chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý dùng để bón phân cho cây trồng còn phổ biến. Hiện nay, vẫn còn một số trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày đổ thải trực tiếp ra môi trường một lượng chất thải chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, giảm năng suất hiệu quả chăn nuôi và khó phát triển bền vững như ô nhiễm nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất và không khí.

Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua nêncông tác quản lý và bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn các xã được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt. Công tác bảo vệ môi trường nông thôn được chú trọng. Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường nông thôn được nhiều địa phương tích cực triển khai. Đã phát triển nhiều dạng mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến các địa điểm trung chuyển như các doanh nghiệp, các tổ (đội), hợp tác xã,… góp phần từng bước xã hội hóa hoạt động quản lý chất thải rắn Đến nay tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn đạt 65%. Đặc biệt phong trào Ngày Chủ nhật xanh do Tỉnh phát động đã lan tỏa, góp phần bảo vệ, xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp,..

 Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp tục được chú trọng. Các địa phương đã tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề ký cam kết đảm bảo về bảo vệ môi trường theo quy định, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 80/97 xã đạt tiêu chí về môi trường.

Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn vẫn còn các tồn tại hạn chế:

Một lượng lớn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vẫn chưa được xử lý theo đúng quy định do cơ sở được phép xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại địa phương còn ít: chỉ có 01 cơ sở (Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế);Chưa hạn chế được việc đốt rơm rạ sau thu hoạch vì chưa có đơn vị nào đứng ra giải quyết đầu ra của việc thu gom rơm rạ;để triển khai việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng bền vững, lâu dài thì cần phải có nguồn kinh phí lớn, thường xuyên, tuy nhiên nhà nước không thể cấp nguồn kinh phí thường xuyên.

Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên, do việc sử dụng chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý dùng để bón phân cho cây trồng còn phổ biến. Hiện nay, vẫn còn một số trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày đổ thải trực tiếp ra môi trường một lượng chất thải chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, giảm năng suất hiệu quả chăn nuôi và khó phát triển bền vững như ô nhiễm nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất và không khí.

Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tương đối rộng, tuy nhiên số điểm quan trắc còn ít nên tính đại diện chưa cao.Môi trường nước có tính lưu thông liên hoàn, việc quan trắc môi trường khi có sự cố xảy ra đôi lúc chưa kịp thời nên khó khăn trong xác định nguyên nhân của thủy sản chết bất thường. Chưa phân tích các yếu tố khác như kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các chỉ tiêu gây ra bệnh do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,... Nội dung quan trắc và giám sát môi trường các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện nên quản lý môi trường, dịch bệnh và giám sát người dân thực hiện các quy định về nuôi trồng thủy sản chưa được sâu sát.

Các văn bản pháp luật về môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp có tính thống nhất, đồng bộ cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập như công tác đánh giá tác động môi trường trong các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp còn thiếu thực tế, chưa đưa ra các giải pháp hiệu quả nên một số dự án sau khi triển khai thực hiện đã ảnh hưởng tiêu cực về môi trường.Một số vướng mắc trong quản lý các loài động vật rừng theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Khó khăn trong việc quản lý hoạt động khai thác các loài động vật hoang dã.

Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 cần triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

(1)Tăng cường tuyên truyền tác hại của thuốc BVTV, từ đó sử dụng đúng cách, thu gom bao gói, tiêu hủy đúng quy định. Ngoài ra, cần áp dụng sản xuất nông nghiệp theo công nghệ cao là một trong những giải pháp hạn chế tối đa dùng thuốc BVTV, phân bón vô cơ, xây dựng những khu vực thu gom và những trung tâm xử lý rác thải thuốc BVTV, các chất độc nguy hiểm. Đầu tư, hỗ trợ nguồn nhân lực, kinh phí cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước liên quan đạt nhiều kết quả hơn.

(2) Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, thể chế hoá yêu cầu bảo vệ môi trường trong các hoạt động, sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các nội dung yêu cầu bảo vệ môi trường, lồng ghép các nội dung có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi.Mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường; kết hợp chăn nuôi với trồng cây nông nghiệp; xây dựng, nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại theo mô hình khép kín từ chuồng trại, con giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh,... để sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

(3) Cần ban hành kịp thời Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải nuôi trồng thuỷ sản (QCVN của Bộ Tài nguyên và Môi trường), để thay thế quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, đang áp dụng hiện nay (gây nhiều tranh cãi, khó khăn) cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, để đảm bảo tính khả thi khoa học và thực tiễn. Bổ sung nghiên cứu và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về xử lý nước thải, bùn thải trong canh tác nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt đối với nuôi bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp...), đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.Có khung pháp lý thống nhất, nhằm giúp các đối tượng chịu sự điều chỉnh không phải tìm hiểu và áp dụng quá nhiều văn bản pháp luật liên quan; đồng thời các cơ quan quản lý môi trường cũng thuận lợi hơn trong công tác quản lý; tránh chồng chéo và thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương.

(4) Thực hiện nghiêm túc phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung đẩy mạnh trồng rừng sản xuất gỗ lớn hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng.Tập trung rà soát, bổ sung các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp đảm bảo tính khả thi để chỉ đạo, tổ chức thực hiện.Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm nâng cao ý thức thức chấp hành pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày