Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.342.814
Truy câp hiện tại 4.778
Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Ngày cập nhật 24/02/2022

      Ngày 23/2/2022, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị trực tuyến về giải pháp phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên theo hình thức trực tuyến nhằm đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Bàn các giải pháp và công việc cần triển khai trong thời gian tới làm cơ sở để tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung trong Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

     Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Lãnh đạo UBND – Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/tp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Tây Nguyên và nhiều cơ quan, đơn vị liên quan của bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Tại điểm cầu Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, ông Trương Văn Giang - Ủy viên Ban Chỉ huy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì cùng đại điện các Sở, Ban ngành liên quan tham dự Hội nghị

Hình ảnh chụp qua màn hình Hội nghị tải điểm cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT

       Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ông Trần Quang Hoài Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai  nhấn mạnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên là khu vực có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, song cũng là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta với tần suất cao hơn và mức độ khốc liệt hơn các khu vực khác, nhất là các loại hình thiên tai như: bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn,...

      Trong những năm gần đây, cùng với biến đổi khí hậu, thiên tai trong khu vực này ngày càng cực đoan, bất thường. Từ giữa tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, khu vực miền Trung và Tây Nguyên lại tiếp tục chịu ảnh hưởng liên tiếp 4 cơn bão và 6 đợt mưa lũ; trong đó bão số 9 (siêu bão Rai), mặc dù đã giảm cấp khi qua đất liền Philippines song vào biển Đông cường độ rất mạnh ở cấp siêu bão, được đánh giá là mạnh nhất trong 40 năm qua; mưa lũ đã làm 37 người bị chết và mất tích, tổng thiệt hại về vật chất khoảng 4.000 tỷ đồng. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong những năm vừa qua, song công tác phòng, chống thiên tai trong khu vực vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề, tồn tại và một số giải pháp thực hiện thiếu bền vững.

       Để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai khu vực này, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tiếp tục nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo mưa lớn cục bộ, lũ, lũ quét, sạt lở đất; hoàn thành Chương trình phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ lớn, chi tiết đến cấp xã, triển khai thực hiện hiệu quả quỹ phòng, chống thiên tai, kịch bản phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai, đề xuất, kiến nghị trang thiết bị phòng, chống thiên tai...Các Bộ, ngành, địa phương liên quan quan tâm chỉ đạo các công tác về hệ thống quan trắc, giám sát chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, hồ chứa, đê điều và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, đường giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến thoát lũ, nhà ở an toàn trước thiên tai, nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó của cộng đồng, nâng cao năng lực tham mưu phòng, chống thiên tai...

       Phat biểu tại Hội nghị, ông Trương Văn Giang - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh là khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai. Song với sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tỉnh đã xây dựng được kịch bản về điều hành hồ chứa, sạt lở đất, từ đó chủ động chỉ đạo, điều hành trong việc di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn hạ du.

Ông Trương Văn Giang – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì tại điểm cầu Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế

       Kết luận Hội nghị, Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởn Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai trân trọng cảm ơn sự tham gia của đại đại lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các viện, trường cơ quan nghiên cứu khoa học và các chuyên gia, cán bộ nguyên là lãnh đạo cơ quan thường trực phòng chống thiên tai, nguyên lãnh đạo địa phương đã tham dự và đóng góp những ý kiến, giải pháp quý báu cho công tác phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giao Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo tổng hợp các ý kiến tham gia tại Hội nghị để bổ sung chi tiết vào Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT

       Bên cạnh đó, Ông Trần Quang Hoài cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện một số nội dung để công tác phòng, chống thiên tai trong khu vực đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới và sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan, cụ thể:

      1. Về dự báo, cảnh báo thiên tai: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tiếp tục nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo mưa lớn cục bộ, lũ, lũ quét, sạt lở đất; hoàn thành Chương trình phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ lớn, chi tiết đến cấp xã. Các địa phương triển khai hệ thống quan trắc giám át chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

      2. Về hồ chứa: Rà soát, sửa đổi các quy định trong quy trình liên hồ, quy trình đơn hồ để khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay, nhất là công tác thông tin, phối hợp trong xả lũ. Chủ các hồ chứa xây dựng công cụ, thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động khí tượng thủy văn trên lưu vực phục vụ điều hành hồ. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh chỉ đạo tổ chức tính toán phục vụ tham mưu điều hành, nhất là các liên hồ chứa.

      3. Về đê điều và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển: Tiếp tục đầu tư, củng cố hệ thống đê sông, đê cửa sông đảm bảo phòng, chống lũ triệt để ứng với tần suất chống lũ đã quy định; củng cố, nâng cấp đê biển đảm bảo chống bão theo tiêu chuẩn thiết kế. Quản lý, bảo vệ các khu vực cồn cát được xác định làm nhiệm vụ đê biển. Xây dựng lực lượng quản lý, cơ chế và thực hiện duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư, nhất là các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Các địa phương tổ chức nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổng thể, giải pháp công nghệ mới xử lý các khu vực sạt sở nghiêm trọng; Thực hiện đầy đủ các giải pháp tại Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 (Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020).

      4. Về đường giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến thoát lũ: Các cơ quan khoa hoạc hỗ trợ các địa phương nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, đề xuất giải pháp thoát lũ cho các khu vực trọng điểm thường xuyên ngập sâu trên các lưu vực sông. Các địa phương thực hiện nghiêm trách nhiệm của người quyết định đầu tư theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Luật PCTT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều.

      5. Về nhà ở an toàn trước thiên tai: Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung (Quyết định 48/2014/QĐ-TTg). Các địa phương tiếp tục bố trí kinh phí, triển khai di dời các hộ dân trong vùng nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,…; xây dựng các nhà cộng đồng phòng, chống thiên tai phù hợp với tập quán và đặc điểm thiên tai của địa phương.

      6. Về nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó của cộng đồng: Bố trí nguồn lực, ngân sách và huy động các nguồn lực hợp pháp khác trong đó có Quỹ PCTT để triển thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030 và lồng ghép thực hiện tiêu chí 3.2 trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng bằng nhiều hình thức, trong đó có mạng xã hội (zalo, facebook,…), các sự kiện văn hóa lớn tại địa phương.

      7. Về nâng cao năng lực tham mưu phòng, chống thiên tai: Kiện toàn Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh theo hướng chuyên trách trên cơ sở cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiện có. Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng và bố trí nguồn lực mua sắm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng theo Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp.

     8. Các Trường, Viện, cơ quan khoa học tiếp tục hỗ trợ các địa phương nghiên cứu, đề xuất giải pháp căn cơ, bài bản phòng, chống thiên tai trong khu vực./.

Chi cục Thủy lợi
Các tin khác
Xem tin theo ngày