Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.317.512
Truy câp hiện tại 13.103
6 tháng đầu năm 2022, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được nhiều kết quả tích cực
Ngày cập nhật 14/07/2022

Sáu tháng đầu năm 2022, các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp 3.619 cuộc, với 147.645 lượt người tham dự; đã cấp phát 101.997 tài liệu pháp luật (tờ gấp, tờ rơi, sách, tạp chí, ấn phẩm pháp luật …); đăng tải hơn 1.142 tin, bài trên Trang Thông tin điện tử … Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022. Đồng thời ban hành 03 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng ngành, cơ quan, địa phương. Ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Theo đó, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Hội đồng) sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp đối với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Hội Nông dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền, Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang.

Trên cơ sở kế hoạch chung của tỉnh, các cơ quan, địa phương cụ thể hóa thành kế hoạch của mình và triển khai thực hiện. Kết quả, 100% các huyện, thị xã, thành phố Huế, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiều tổ chức, đoàn thể ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022.

Kết quả triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành

Trong Kế hoạch phổ biến, giáo duc pháp luật năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh định hướng cụ thể nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cơ quan, địa phương triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn. Theo đó, để các cơ quan, địa phương lựa chọn nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của ngành, địa phương, đồng thời chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về PBGDPL bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, trong đó cần ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, địa bàn vùng sâu, vùng xa, gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh; có các giải pháp đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác PBGDPL.

Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức triển khai công tác PBGDPL được xác định tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg, Kế hoạch số 246/KH-UBND, tập trung đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lấy người dân làm trung tâm. Quan tâm thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định của Luật PBGDPL, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương. cụ thể như: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế; ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Ngoài ra, chú trọng các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành; quy định phục vụ cho công tác cải cách hành chính; chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; thông tin, phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về nội dung, xây dựng kế hoạch và tổ chức thông tin, phổ biến đầy đủ quy định pháp luật đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chú trọng thực hiện truyền thông chính sách pháp luật ngay từ quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, bám sát các vấn đề nóng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội; các nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật. Chú trọng việc tiếp tục phổ biến, thông tin các nội dung chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh covid-19, trong đó có các vấn đề an sinh như y tế, giáo dục, việc làm cho người dân.

Về hình thức, bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống như Hội nghị, Hội thảo, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng việc xây dựng, vận hành Cổng/Trang Thông tin điện tử PBGDPL gắn với thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL; khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội… để PBGDPL. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phù hợp với đối tượng, địa bàn, mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chú trọng các hình thức tuyên truyền, phổ biến gắn với thực hiện Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, cụ thể: Các thông tin cơ quan Nhà nước phải công khai theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin qua các hình thức cụ thể được quy định tại Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nghiên cứu, áp dụng các mô hình, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả do Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật rà soát, giới thiệu. Chỉ đạo các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực nghiên cứu, áp dụng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật sát thực, có hiệu quả với người dân; đồng thời báo cáo Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật để xem xét, nhân rộng.

Sáu tháng đầu năm 2022, các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp 3.619 cuộc, với 147.645 lượt người tham dự; đã cấp phát 101.997 tài liệu pháp luật (tờ gấp, tờ rơi, sách, tạp chí, ấn phẩm pháp luật …); đăng tải hơn 1.142 tin, bài trên Trang Thông tin điện tử … Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Triển khai tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới ban hành

Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản số 1117/UBND-TP ngày 28/01/2022 về việc hướng dẫn triển khai một số nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường PBGDPL dịp Tết Nhâm Dần năm 2022: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức hội nghị triển khai những luật, bộ luật, pháp lệnh có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến đông đảo người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các văn bản khác triển khai thông qua Trang thông tin điện tử, tài liệu tuyên truyền... Các cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn chuyên sâu cho các đối tượng liên quan.

Việc triển khai các Đề án về PBGDPL

Ban hành Kế hoạch số 390/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

Kế hoạch số 395/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

Đề án “Tổ chức tập huấn chuyên sâu; tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết giai đoạn 2021-2025” do Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì.

Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027” do Công an tỉnh chủ trì.

Chương trình “Tăng cường công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027” do Sở Lao động - Thương binh - Xã hội chủ trì.

Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 -2025” do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì…

Về cơ bản, các Đề án được các cơ quan chủ trì thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai năm 2022. Nội dung và hình thức, biện pháp thực hiện quy định tại các Đề án và hướng dẫn của cơ quan chức năng. Nhìn chung, việc thực hiện bám sát theo yêu cầu, nhiệm vụ của từng Đề án. Các hoạt động của các Đề án bảo đảm sự cần thiết, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ, trong thực hiện chú trọng lồng ghép, tránh sự trùng lập, lãng phí.

Việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các xã, phường, thị trấn quản lý, khai thác thống nhất sách, tài liệu pháp luật trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; Công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, chỉ đạo việc rà soát các sách, tài liệu có nội dung quy định pháp luật hết hiệu lực; luân chuyển, trao đổi sách, tài liệu pháp luật tại Thư viện xã hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng với Tủ sách tự quản ở cộng đồng và thực hiện các giải pháp khác nâng cao hiệu quả khai thác sách, tài liệu pháp luật trên địa bàn. Việc xây dựng tủ sách gia đình, dòng họ, tủ sách tại Nhà sinh hoạt Tổ dân phố, tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, và đạt nhiều kết quả tích cực. Sở Tư pháp đã bổ sung 15 đầu sách với số lượng 901 cuốn cho Tủ sách pháp luật của 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển của huyện Quảng Điền, A Lưới và Nam Đông. UBND huyện Nam Đông số lượng đầu sách phong phú, đa dạng với hơn 655 đầu sách pháp luật các loại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. UBND thành phố Huế phát động và xây dựng 01 Tủ sách (hơn 150 đầu sách) tại phường Vĩnh Ninh, khánh thành khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và đọc sách tại số 9B Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh và giao cho Tổ dân phố 1 tự quản. Công an tỉnh cấp phát 02 đầu sách/243 cuốn (Cẩm nang công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Công an nhân dân và Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Ban hành văn bản QPPL, bổ sung 10 đầu sách pháp luật, 15 đầu sách nghiệp vụ. Cơ sở Đoàn các cấp tiếp tục duy trì hiệu quả 145 Tủ sách tuyên truyền pháp luật... Ngoài các Tủ sách pháp luật truyền thống, trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã xây dựng được Thư viện điện tử, Thư viện số liên kết với nhiều website khác Lawsoft, Thư viện văn bản pháp luật, Tailieu.vn với nguồn tài nguyên pháp luật phong phú, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của hơn 1.500 cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Việc duy trì và phát huy hiệu quả của Tủ sách pháp luật góp phần tổ chức thành công Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường qua công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

*Hòa giải ở cơ sở

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 394/KH-UBND ngày 24/12/2022 về công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 1.121 Tổ hòa giải với 6.614 hòa giải viên tại các thôn, tổ dân phố. Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải trong 6 tháng đầu năm 2022 là: 347 vụ, việc. Kết quả hòa giải thành là 280 vụ, việc (chiếm tỷ lệ 80,7%); số vụ việc hòa giải không thành 41 vụ, chiếm tỷ lệ 11,8%; số vụ việc chưa giải quyết xong 26 vụ, chiếm tỷ lệ 7,5%. Việc hòa giải chủ yếu là tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, tập trung các lĩnh vực: pháp luật về hôn nhân và gia đình, dân sự, tranh chấp liên quan đến pháp luật về đất đai... Một số địa phương thực hiện hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở như: huyện Nam Đông, huyện Phú Lộc, huyện A Lưới, thành phố Huế… (tỉ lệ hoà giải thành đạt trên 85%). Nhìn chung, thông qua công tác hòa giải các mâu thuẫn, xung đột, các hòa giải viên đã góp phần tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật cơ bản, gần gũi với đời sống hằng ngày đến Nhân dân.

*Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 396/KH-UBND ngày 24/12/2022 về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; Công văn số 3288/UBND-TP ngày 06/4/2022 về việc hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; Công văn số 539/UBND-TP ngày 14 tháng 01 năm 2022 về hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp.

Sáu tháng đầu năm 2022, nhờ thực hiện tốt công tác đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, huyện Quảng Điền đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; xã Hương Xuân và xã Hương Lộc – huyện Nam Đông được xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói, cùng với việc tuyên truyền, triển khai thực hiện và phổ biến quy định pháp luật liên quan đến các tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến với đội ngũ cán bộ, công chức và cộng đồng dân cư đã góp phần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân, qua đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị về công tác xây dựng nông thôn mới nói chung.

Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022.

Sáu tháng cuối năm 2022, tiếp tục bám sát mục đích, yêu cầu, biện pháp triển khai tại Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 để triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Tư vấn ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác PBGDPL kịp thời, sát với yêu cầu thực tiễn.

- Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện về thể chế, chính sách trong công tác PBGDPL.

- Hướng dẫn nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả về PBGDPL.

- Thường xuyên theo dõi, giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong công tác PBGDPL để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thành công Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến.

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ năm 2022 và các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng vận hành chuyên Trang Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL với lộ trình phù hợp.

- Chú trọng thông tin, phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. gắn công tác PBGDPL với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, vấn đề  'nóng', cần định hướng dư luận xã hội, thông tin về các chính sách trong các dự thảo luật trong quá trình soạn thảo để tạo đồng thuận xã hội.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ PBGDPL, hòa giải ở cơ sở tại các huyện, thị xã.

- Triển khai thực hiện các giải pháp đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với thực hiện chủ trương số hóa trong công tác này.

- Tổng kết 10 năm triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày