Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.316.711
Truy câp hiện tại 12.541
Thành tựu trong công tác QLBVPTR năm 2022 và những vấn đề đặt ra nhằm phát triển Lâm nghiệp của tỉnh năm 2023
Ngày cập nhật 26/11/2022

Lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều địa phương nên thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhận thức về rừng trong cộng đồng được nâng cao, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng đóng góp đáng kể để nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại địa phương.

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 494.710 ha, trong đó tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng toàn tỉnh là 339.800 ha, chiếm 68,7% diện tích tự nhiên. Trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp luôn được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự tham gia tích cực của nhân dân nên hoạt động sản xuất lâm nghiệp phát triển một cách vượt bậc, góp phần giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó nâng cao trách nhiệm về công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững cho các đối tượng liên quan. Độ che phủ rừng tính đến cuối năm 2021 đạt 57,15%.

Rừng sản xuất được phát triển bền vững về diện tích, chất lượng và sản lượng, từng bước hình thành vùng nguyên liệu. Các chủ rừng ngày càng quan tâm đến hoạt động quản lý rừng bền vững như hoạt động trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gắn với chứng chỉ rừng FSC. Đến nay, diện tích rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và VFCS/PEFC trên địa bàn tỉnh đạt hơn 10.708 ha. Rừng trồng phòng hộ, đặc dụng được nâng cấp chất lượng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách hỗ trợ đầu tư đã góp phần đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng; qua đó giảm áp lực lên rừng tự nhiên cũng như tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên.

Lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều địa phương nên thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhận thức về rừng trong cộng đồng được nâng cao, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng đóng góp đáng kể để nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại địa phương.

Kế hoạch Phát triển lâm nghiệp năm 2023 được xây dựng trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững và sự đồng thuận của người dân, qua đó nâng cao sức mạnh tổng hợp trong công tác phát triển lâm nghiệp tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh nêu trên thì ngành lâm nghiệp tiếp tục phải đối mặt không ít những khó khăn, thách thức do nhiều yếu tố như: (1) Sự cạnh tranh gay gắt về thị trường lâm sản thế giới và trong nước trong bối cảnh toàn cầu hóa; (2) Diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán,..) và đại dịch Covid -19 tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất lâm nghiệp; (3) Nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để phát triển kinh tế ngày càng nhiều, vấn đề sinh kế của người dân ven rừng, thiếu đất sản xuất sẽ tạo ra những áp lực rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh;

Do đó, trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phải nỗ lực phấn đấu, tập trung mọi nguồn lực và đưa ra các giải pháp phù hợp, đột phá để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong năm 2023, với mục tiêu: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có, cải thiện chất lượng độ che phủ rừng tự nhiên, duy trì ổn định độ che phủ bằng hoặc cao hơn hiện tại; Quản lý bảo vệ, phát triển rừng bền vững và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, Cụ thể:

(1) Từng bước cải thiện chất lượng các loại rừng, nhất là rừng trồng; hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ lớn gắn với chế biến lâm sản chất lượng cao để phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu; Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và dịch vụ du lịch sinh thái; xây dựng các cơ chế chính sách để người dân ngày càng được hưởng lợi từ tài nguyên rừng, góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng của tỉnh; xây dựng được nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng thông qua tham gia các hoạt động gieo ươm cây con, trồng, khai thác, chế biến và bảo vệ rừng.

 (2) Đảm bảo cho người dân sống gần rừng yên tâm đầu tư phát triển lâm nghiệp, đưa các hoạt động lâm nghiệp thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh; Nâng cao dân trí và đời sống nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng ở khu vực biên giới; Hạn chế, giảm tối đa các vi phạm pháp luật và bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

(3) Đảm bảo huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển bền vững; giữ ổn định và phát triển bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có; Tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ hồ đập thủy điện, thủy lợi, phòng hộ ven biển bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan; bảo tồn đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng; Ổn định độ che phủ của rừng toàn tỉnh năm 2023 đạt xấp xỉ 57,16%.

(4) Phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái,  tăng tính đa dạng sinh học của rừng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng bền vững.

Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới:

(1) Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm hạn chế tối đa cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản;

(2) Tăng cường ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao thích ứng với điều kiện lập địa vào sản xuất lâm nghiệp để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng; phát triển rừng theo hướng bền vững;

(3) Khuyến khích, lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, lấy các doanh nghiệp lớn làm trung tâm liên kết chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, các vùng nguyên liệu tập trung, nhất là sản phẩm xuất khẩu;

(4) Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ; kêu gọi, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp theo hướng đầu tư chuyên sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

(5) Huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, từng bước giảm dần sự phụ thuộc các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày