Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.297.646
Truy câp hiện tại 1.458
TẬP TRUNG TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG CUỐI NĂM, PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH TỐT CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2022
Ngày cập nhật 26/11/2022

Tình hình thời tiết 9 tháng năm 2022 không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các đợt mưa lớn trái mùa đã xẩy ra trên diện rộng, gây ngập ứng nhiều diện tích sản xuất lúa, rau màu vụ Đông Xuân và gián tiếp ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu. Ngoài ra, giá cả vật tư, phân bón tăng cao trong thời gian qua cũng đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hướng lớn đến thu nhập của bà con nông dân. 

Tình hình thời tiết 9 tháng năm 2022 không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các đợt mưa lớn trái mùa đã xẩy ra trên diện rộng, gây ngập ứng nhiều diện tích sản xuất lúa, rau màu vụ Đông Xuân và gián tiếp ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu. Ngoài ra, giá cả vật tư, phân bón tăng cao trong thời gian qua cũng đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hướng lớn đến thu nhập của bà con nông dân. Các kết quả cụ thể như sau:

Diện tích gieo cấy lúa cả năm 52.802 ha, năng suất đạt 50,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 266,8 nghìn tấn, giảm 22%. Đã thực hiện chuyển đổi 345,6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác. Các giống lúa chất lượng cao như HT1, IRi35, HN6, JO2, HT6... có diện tích gieo cấy 19.582 ha, chiếm 37% diện tích lúa, tỷ lệ gieo cấy giống lúa xác nhận đạt trên 94%. Diện tích lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn khoảng 7.333 ha (4.458 ha có liên kết, 2.874 ha chưa có sự liên kết). Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ tiếp tục phát triển với hơn 55.927m2 nhà lưới, 5.171,2 ha sản xuất theo VietGAP, 244,6 ha theo hướng hữu cơ.

Chăn nuôi đang có bước chuyển dịch từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp, trang trại; chất lượng con giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng ngày được nâng cao. Các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ đang được quan tâm đầu tư, từng bước tạo ra sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Lĩnh vực thủy sản tiếp tục duy trì và phát triển ổn định so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 6.335 ha, tăng 1,6% so với cùng kỳ, trong đó nuôi nước lợ 4.502 ha, tăng 2,5%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 51.101 tấn tăng 2,6%; trong đó, sản lượng khai thác đạt 35.780 tấn, tăng 1,7%, nuôi trồng đạt 15.321 tấn, tăng 4,6%.

Toàn tỉnh đã trồng mới 4.712 ha rừng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trồng cây phân tán khoảng 750 nghìn cây. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 498.555 tăng 0,6%.

Đã duy trì chế độ trực ban 24/24h theo dõi tình hình thời tiết và thủy văn để chủ động trong công tác điều tiết nguồn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Kiểm tra các hồ chứa thủy lợi, đánh giá tình hình an toàn hồ chứa, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển để đề xuất phương án xử lý, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2022.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Toàn tỉnh đã có 44 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao (tỷ lệ 27,3%), 28 sản phẩm đạt 3 sao (tỷ lệ 63,6%) và 04 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, phân hạng (tỷ lệ 9,1%). Năm 2022, có 63 sản phẩm của các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP; hiện đang chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm để đánh giá phân hạng (dự kiến tổ chức vào tháng 10/2022); phấn đấu đến cuối năm có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên.

Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, kiểm soát  hoạt động cung ứng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tăng cường tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn bằng nhiều hình thức như: phát hành tờ rơi, pano, hội nghị tập huấn.... Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ; hiện có 8 chuỗi/15 sản phẩm được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Hoạt động khuyến nông, lâm, ngư tiếp tục được quan tâm tổ chức thực hiện, đã xây dựng các mô hình khuyến nông phù hợp với nguyện vọng, điều kiện sản xuất của các địa phương và được bà con nông dân đồng tình, hưởng ứng.

Tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 64/94 xã, đạt tỷ lệ 68% (trong đó: 61 xã đã có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã: Phong Xuân, Phong Bình, Điền Hương đang làm hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn); đã có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Hương Xuân và Hương Lộc).

Tập trung triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ còn lại, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, cụ thể:

(1) Chuẩn bị các điều kiện về giống, vật tư, công trình thủy lợi cho sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất kinh doanh các loại phân bón, giống cây trồng; phát hiện, xử lý kịp thời những trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, các loại phân bón không rõ nguồn gốc, giống cây trồng kém chất lượng...

(2) Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện nhanh và xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch. Tập trung chỉ đạo công tác tiêm phòng. Có kế hoạch chỉ đạo phòng chống gia súc, gia cầm chết do đói rét trong mùa mưa bão sắp đến. Đặc biệt chú trọng các biện pháp chuyên ngành thú y nhằm chủ động phòng, chống, dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu bò và các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm khác. Tổ chức kiểm tra việc kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; tuyên truyền xã hội hóa việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng sâu rộng đến người dân; duy trì công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ, đột xuất tại các nơi nguy cơ cao.

(3) Triển khai hướng dẫn thu hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn trước mùa mưu lũ. Tăng cường kiểm tra, giám sát tàu cá; kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư trong nuôi trồng thủy sản; phòng chống, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản; triển khai các giải pháp nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).

(4) Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng bằng việc duy trì hoạt động truy quét, kiên quyết xử lý các đối tượng phá rừng, không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng và các tụ điểm mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật hoang dã trái phép; thường xuyên theo dõi ảnh viễn thám để kiểm tra việc xâm hại tài nguyên rừng, kịp thời xử lý các vi phạm. Phấn đấu diện tích trồng rừng trong năm 2022 đạt kế hoạch. Tập trung triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

(5) Thực hiện tốt Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Duy trì trực ban 24/24 để theo dõi tình hình thời tiết, tình hình thủy văn và nguồn nước trên các sông, hói, hồ chứa để chủ động điều tiết nguồn nước và phòng chống thiên tai.

(6) Tiếp tục thực hiện đạt kết quả Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số; dự kiến có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

(7) Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày