Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.415.083
Truy câp hiện tại 7.527
Hội thảo “Đánh giá kết quả phát triển máy cuốn rơm và triển khai kế hoạch năm 2023”
Ngày cập nhật 20/04/2023
Toàn cảnh Hội thảo

Sau thời gian thu hoạch lúa, việc vệ sinh đồng ruộng, giải quyết rơm trên đồng là vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, tránh những hình thức xử lý rơm gây ảnh hưởng môi trường, hình thức cuốn rơm bằng máy đã được áp dụng ở nhiều nơi trên địa bà tỉnh Thừa Thiên Huế, mang lại thu nhập cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngày 19/4/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “đánh giá kết quả phát triển máy cuốn rơm và triển khai kế hoạch năm 2023”. Đến dự và chỉ đạo Hội thảo có ông Nguyễn Long An, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Thú y; Trung tâm Khuyến nông; đại diện lãnh đạo UBND, phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp PTNT, các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã; đại diện lãnh đạo UBND các xã, HTX Dịch vụ Nông nghiệp và bà con nông dân đang sử dụng máy cuốn rơm.

Rơm rạ là nguồn nguyên liệu quý trong sản xuất nông nghiệp như làm thức ăn nuôi gia súc, sản xuất nấm và che phủ cây trồng…. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do bà con nông dân ít biết tận dụng trong sản xuất nên hầu hết đều tiến hành đốt rơm trên đồng ngay sau khi gặt. Việc đốt rơm trên đồng đã gây ra nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng và lãng phí nguồn nguyên liệu để tái sản xuất nông nghiệp.

Qua nhìn nhận từ thực trạng đốt đồng gây ra nhiều hệ lụy và lãng phí đồng thời thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, từ năm 2019 đến năm 2021 Trung tâm Khuyến nông triển khai “Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường” với quy mô 7 máy cho 7 hộ nông dân ở 6 xã gồm: Phong Hiền, Điền Hương- huyện Phong Điền; Phú Lương, Phú Đa- huyện Phú Vang; Thủy Tân, Thủy Châu- Thị xã Hương Thủy.

Từ kết quả của mô hình khuyến nông và sau khi có các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa, đặc biệt là thực hiện chính sách hỗ trợ mua máy cuốn rơm theo Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, Việc đầu tư mua sắm máy cuốn rơm và kinh doanh rơm cuộn phát triển mạnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 53 máy cuốn rơm. Huyện Phú Vang có máy cuốn rơm nhiều nhất với tổng số 29 máy, xã Phú Lương thuộc huyện Phú Vang có máy cuốn rơm nhiều nhất với 19 máy . Các HTX Nông nghiệp đã bắt đầu đầu tư máy cuốn rơm

Theo đánh giá, việc sử dụng máy cuốn thu gom rơm, rạ sẽ góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa, đồng thời tận dụng tối đa rơm cuộn làm thức ăn chăn nuôi trâu bò, phát triển nghề trồng nấm rơm…, góp phần tạo đà cho sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, để máy cuốn rơm, rạ được nhân rộng thì rất cần có sự hỗ trợ, liên kết hình thành tổ hợp tác kinh doanh dịch vụ rơm cuộn/ Hội cuốn rơm của tỉnh nhằm tăng cường liên kết trong việc cung ứng rơm cuộn ra thị trường. Cần định hướng giải pháp mua xứ đồng (hoặc xin xứ đồng), chủ máy cuốn rơm có cam kết thu gom rơm kịp thời vụ để người dân yên tâm không đốt rơm; thương thảo chủ máy gặt điều chỉnh mức gặt thấp hơn hiện nay để máy cuốn rơm hoạt động thuận lợi, đồng thời nâng cao sản lượng rơm, góp phần gia tăng hiệu quả của hoạt động. Đẩy mạnh hỗ trợ nhanh chóng vốn đầu tư cho nông dân sau khi mua máy cuốn rơm theo Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh, đồng thời phổ biến thông tin chính sách rộng rãi đến người dân./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày