I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 390C; Thấp nhất: 250C.
- Độ ẩm: TB: 70 %; Thấp nhất: 50 %.
- Ngày mưa: 0 ngày mưa .
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng (ha)
|
Cây lúa
|
Đông Xuân: 28.105,5
|
28.000,77
|
Thu hoạch:16.758,53
Trổ-Chín: 11.242,24
|
Cây Ngô
|
1.074,64
|
1074,64
|
Phát triển quả
|
Cây Lạc
|
2.357,03
|
2.241,23
|
Ra hoa-Phát triển quả
|
Đậu các loại
|
752,66
|
752,66
|
Phát triển thân lá
|
Rau các loại
|
2.026,85
|
2.027,5
|
Phát triển thân lá
|
Khoai lang
|
674,72
|
674,4
|
Phát triển củ
|
Cây sắn
|
3.611,33
|
3.719
|
Phát triển thân lá
|
Cây ném
|
150
|
150
|
Phát triển thân lá
|
Cây sen
|
601,21
|
620
|
Phát triển thân lá-Ra hoa
|
Cây ăn quả
|
3.597,8
|
3.213,6
|
KTCB–Kinh doanh
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5
KTCB: 31,9
|
Cây cao su
|
6.700
|
6.400
|
Kinh doanh: 6.400
|
- Thuốc chuột đã sử dụng: 390,5 kg (không tăng so với tuần trước), thu đuôi 12.980 đuôi (không tăng so với tuần trước).
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1. Trên cây lúa:
- Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 645 ha (giảm 543 ha so với tuần trước, giảm 425 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10% (HTX Tam Giang, Tín Lợi, Thạnh Lợi,...–Quảng Điền; Phú Đa, Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú Gia, Phú Lương, Vinh Hà, Phú Xuân, ...-Phú Vang; Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc Điền,...-Phú Lộc).
- Bệnh lem lép diện tích nhiễm 213,7 ha (giảm 517,3 ha so với tuần trước, giảm 1.226,3 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10% (Phú Đa, Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú Gia, Phú Lương, Vinh Hà, Phú Xuân, ...-Phú Vang; Lộc Hiền, Song Thủy, Phú Sơn, An Nong 1, Nam Sơn, Hải Hà, Đại Thành, Bắc Sơn,...-Phú Lộc).
- Rầy các loại diện tích nhiễm 21,4 ha (giảm 85,1 ha so với tuần trước, tăng 21,4 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 300-750 con/m2, nơi cao 1.500 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 4-5, trưởng thành (Hương Trà; Phú Vang; Quảng Điển; Phú Lộc).
- Chuột diện tích nhiễm 60 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 60 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Hương Toàn, Hương Vân, Hương Xuân,...-Hương Trà; Điền Lộc, Điền Hương-Phong Điền).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đạo ôn cổ lá, bệnh đốm nâu, gạch nâu, sâu đục thân, cỏ dại… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.
2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 215 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 15 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 260 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 8 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 167 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 2 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân-Hương Trà; Thủy Biều-TP.Huế).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 110 ha (không tăng ha so với tuần trước, tăng 35 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Thượng Quảng-Nam Đông; Phong Thu-Phong Điền; Thủy Biều-TP. Huế).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
4. Cây tiêu
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 27 ha (không tăng so với tuần trước, không tăng so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 24 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 12 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.
- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 27 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.
- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 11 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 1 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 1-3%, nơi cao 5-10%
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như tuyến trùng, rệp sáp… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
5. Cây sắn: Bệnh khảm lá diện tích nhiễm 665,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 17,8 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 256 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 236 ha, tỷ lệ 70% nhiễm 173,5 ha (Tây Xuân, Văn Xá Tây,...-Hương Trà; Phong An, Phong Hiền, Phong Mỹ, Phong Chương,...-Phong Điền).
6. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa, …): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Cây lúa
- Rầy tiếp tục nở tích lũy mật độ và gây hại gia tăng trên diện tích chưa thu hoạch.
- Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt tiếp tục gây hại trên diện tích lúa trổ-chín.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như: bệnh đốm nâu, gạch nâu, bệnh bạc lá, ... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.
1.2. Cây trồng khác
* Cây rau: Bệnh thối nhũn, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
* Cây sắn: Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh khảm lá sắn, rệp sáp, bọ phấn... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
2.1. Cây lúa
- Đôn đốc thu hoạch nhanh đối với những diện tích lúa đã chín, sau thu hoạch tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất để chôn vùi gốc rạ, cỏ dại nhằm hạn chế sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng, đồng thời để có thời gian phân hủy tàn dư thực vật hạn chế ngộ độc hữu cơ sau khi gieo cấy và chuẩn bị vật tư (giống lúa xác nhận, phân bón,...), sức kéo để làm đất đảm bảo gieo cấy đúng lịch thời vụ Hè Thu 2023.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại giai đoạn cuối vụ, nhất là rầy nâu gây hại lúa giai đoạn lúa chín đang bị đỗ ngã để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
- Tổ chức điều tra mở rộng để thu thập các pha phát dục của đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo sinh vật gây hại vụ Hè Thu 2023
Lưu ý: Thường xuyên giữ nước trong ruộng giai đoạn trổ-thu hoạch, tránh để ruộng khô nước ảnh hưởng quá trình trổ, vào chắc của hạt và hạn chế các đối tượng sinh vật gây hại bộc phát gây hại nặng giai đoạn cuối vụ. Khuyến cáo nông dân chỉ rút nước trước khi thu hoạch 7-10 ngày .
2.2. Cây cao su:
- Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn và hiệu quả.
- Điều tra theo dõi chặt chẽ một số bệnh gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh rụng lá đốm tròn, loét sọc miệng cạo, xì mủ,... để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan.
2.3. Cây ăn quả:
- Vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành vượt, cành sâu bệnh, thoát nước tốt cho vườn hạn chế bị ngập úng do mưa.
- Tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng hoai mục giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh hại; quản lý và phòng trừ bệnh chảy gôm.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
2.4. Đối với cây sắn: Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại nhất là bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh khảm lá sắn) để có biện pháp quản lý ngay từ đầu vụ.
2.5. Cây trồng khác (rau các loại, lạc,…):
- Làm cỏ, chăm sóc bón phân cân đối hợp lý giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế