Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.297.881
Truy câp hiện tại 1.610
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh có trọng tâm, trọng điểm
Ngày cập nhật 04/12/2023

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức 02 Hội nghị phổ biến các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 4, kỳ họp bất thường lần thứ hai Quốc hội khóa XV, khoảng 240 đại biểu là đại diện Lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương; thành viên Hội đồng; Báo cáo viên pháp luật tham dự.

Hội đồng ban hành Kế hoạch số 910/KH-HĐPH ngày 08/5/2023 về tổ chức Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 911/KH-HĐPH ngày 08/5/2023 về tổ chức Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Kế hoạch phổ biến, giáo duc pháp luật năm 2023 của  Ủy ban nhân dân tỉnh đã định hướng cụ thể nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cơ quan, địa phương triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn. Theo đó, các cơ quan, địa phương lựa chọn nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của tỉnh, ngành, địa phương, đồng thời chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về PBGDPL bảo đảm chất lượng, hiệu quả, trong đó ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, địa bàn vùng sâu, vùng xa, gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh; có các giải pháp đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác PBGDPL.

Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức triển khai công tác PBGDPL được xác định tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg, Kế hoạch số 246/KH-UBND, tập trung đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lấy người dân làm trung tâm. Quan tâm thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định của Luật PBGDPL, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của các bộ, ngành tổ chức trung ương. Cụ thể như: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế; ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Ngoài ra, chú trọng các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành; quy định phục vụ cho công tác cải cách hành chính; chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; thông tin, phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về nội dung, xây dựng kế hoạch và tổ chức thông tin, phổ biến đầy đủ quy định pháp luật đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chú trọng thực hiện truyền thông chính sách pháp luật ngay từ quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, bám sát các vấn đề nóng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội; các nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật. Chú trọng việc tiếp tục phổ biến, thông tin các nội dung chính sách, pháp luật về an sinh như y tế, giáo dục, việc làm cho người dân.

Về hình thức, bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống như Hội nghị, Hội thảo, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng việc xây dựng, vận hành Cổng/Trang Thông tin điện tử PBGDPL gắn với thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL; khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội… để PBGDPL. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phù hợp với đối tượng, địa bàn, mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chú trọng các hình thức tuyên truyền, phổ biến gắn với thực hiện Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, cụ thể: Các thông tin cơ quan Nhà nước phải công khai theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin qua các hình thức cụ thể được quy định tại Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nghiên cứu, áp dụng các mô hình, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả do Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật rà soát, giới thiệu. Chỉ đạo các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực nghiên cứu, áp dụng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật sát thực, có hiệu quả với người dân; đồng thời báo cáo Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật để xem xét, nhân rộng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp 951 cuộc, với 67.853 lượt người tham dự; tham gia 09 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, với 3.454 lượt người dự thi; số tài liệu PBGDPL được phát hành 189.624 tài liệu pháp luật (tờ gấp, tờ rơi, sách, tạp chí, ấn phẩm pháp luật …); đăng tải hơn 1.534 tin, bài trên Trang Thông tin điện tử … Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Triển khai tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới ban hành

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã ban hành văn bản số116/HĐPH ngày 19/01/2023 về việc phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Kỳ họp bất thường lần thứ hai và triển khai một số nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật dịp Tết Quý Mão 2023. Tổ chức 02 Hội nghị phổ biến các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 4, kỳ họp bất thường lần thứ hai Quốc hội khóa XV, khoảng 240 đại biểu là đại diện Lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương; thành viên Hội đồng; Báo cáo viên pháp luật tham dự.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức hội nghị triển khai những Luật, Bộ luật, Pháp lệnh có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến đông đảo người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các văn bản khác triển khai thông qua Trang thông tin điện tử, tài liệu tuyên truyền... Các cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn chuyên sâu cho các đối tượng liên quan.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù được các ngành, các cấp triển khai theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành.

- Đối với người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh… phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, kết hợp với cấp phát tài liệu pháp luật (tờ gấp, tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số) để người dân nắm bắt các quy định pháp luật; thành lập các câu lạc bộ tư vấn pháp luật tại xã, thị trấn; xây dựng tủ sách pháp luật lưu động để phục vụ bà con ngư dân đi biển dài ngày… Công tác này được triển khai nghiêm túc, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân; tình hình an ninh nông thôn ở khu vực biên giới, vùng biển ổn định; Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với nạn nhân bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hoạt động: Hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, phê phán, đấu tranh, nêu gương người tốt việc tốt, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, xúi giục, bao che, cản trở,.... Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nên việc thi hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong những năm qua được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, các nạn nhân ngày càng mạnh dạn hơn trong đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.

- Đối với người khuyết tật: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền bằng hội nghị và thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí các quy định pháp luật trong nước và Công ước Quốc tế về người khuyết tật ; giải đáp, tư vấn cho hội viên phụ nữ là người khuyết tật; tư vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp giải đáp những thắc mắc về điều kiện, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ, chính sách cho người khuyết tật (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ…). 

- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Biện pháp giáo dục chủ yếu là thông qua công tác giáo dục chính trị, pháp luật của các trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục về thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù được quan tâm thực hiện với nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, không kỳ thị phân biệt đối xử với người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn tồn tại một số hạn chế, như:

- Công tác triển khai có lúc chưa bảo đảm tiến độ, nội dung triển khai chưa bao quát các lĩnh vực một cách chuyên sâu.

- Một số lĩnh vực hiệu quả tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu giải pháp hiệu quả tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số nhóm đối tượng yếu thế; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được đầu tư, chú trọng, tuy nhiên chưa thật sự sinh động, thiếu các hình thức tương tác trực tiếp với người dùng; công tác thông tin, báo cáo một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc thiếu kịp thời.

- Một số thành viên Hội đồng chưa chủ động tham mưu đề xuất với Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về PBGDPL chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý; chưa bố trí thời gian thỏa đáng để tham gia các hoạt động của Hội đồng.

- Kinh phí cho công tác PBGDPL ở một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở cơ sở.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày