Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.302.197
Truy câp hiện tại 3.772
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 03/4/2024 đến ngày 09/4/2024)
Ngày cập nhật 11/04/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

         - Nhiệt độ: Cao nhất: 370C; Thấp nhất: 250C.

          - Độ ẩm TB: 70%; Thấp nhất: 46%.

          - Ngày mưa: 01 ngày mưa .

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng (ha)

Cây lúa

 Đông Xuân: 28.004

+ Đã gieo sạ: 28.004

 

+ Làm đòng: 2.569

+ Trổ: 25.435

 

Cây Ngô

978

976

Phát triển thân lá

Cây Lạc

2.286

2.248

Phát triển thân lá

Đậu các loại

776

750

Phát triển thân lá

Khoai lang

608

591

Phát triển thân lá

Rau các loại

2.056

2.032

Phát triển thân lá

Sắn

3.856

3.682

Phát triển thân lá

Ném

154

154

Phát triển củ

Cây sen

645,51

640

Mới trồng-Phát triển thân lá

Cây ăn quả

3.597,8

3.413

KTCB–Kinh doanh

Cây hồ tiêu

275,4

210

Kinh doanh: 210

Cây cao su

6.700

5.637

Kinh doanh: 5.637

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc chuột đã sử dụng: 696,5 kg (không tăng so với tuần trước), thu đuôi 15.330 đuôi (không tăng đuôi so với tuần trước).

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU

1. Trên cây lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm 2.306 ha (tăng 2.176 ha so với tuần trước và tăng 1.004 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ phổ biến 8 - 10 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, sâu đang giai tuổi 2-3, rãi rác tuổi 4-5 (Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Lương, Thủy Dương,...-Hương Thủy; Nam Sơn, Tiến Lực, Đông Hưng, Đông Xuân, Song Hà, Bắc Hà-Phú Lộc; HTX Mai Phước, Thạnh Lợi, Kim Thành, Phú Thanh, Tín Lợi, Sịa 1, Bắc Vinh, Phú Thuận, Đông Vinh, An Xuân, Đông Phước,Thắng Lợi,...-Quảng Điền ).

- Chuột gây hại diện tích nhiễm 412 ha (tăng 17 ha so với tuần trước, tăng 290 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10-20% (Nam Sơn, Tiến Lực, Đông Hưng, Đông Xuân, Song Hà, Bắc Hà-Phú Lộc;Thủy Xuân, Tây An, Hương Phong,...-Huế, Phú Gia, Phú Đa, Vinh Hà,....-Phú Vang; Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Điền Lộc, Điền Hương,...-Phong Điền; Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân,....-Hương Trà; HTX Thống Nhất, Đông Vinh, Đông Phước, An Xuân, Sịa 2, Thắng Lợi, Thành Công, Lãnh Thủy,...-Quảng Điền).

- Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 1.273 ha (tăng 70 ha so với tuần trước và giảm 8 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10% (An Nong 1, An Nong 2, Bắc Sơn, Nam Sơn, Đại Thành-Phú Lộc; HTX Thông Nhất, Thắng Lợi, Sịa 2, Đông Vinh, Thắng Lợi,...-Quảng Điền; Hương Long, Thủy Biều, Phú Dương,...-Huế, Thủy Thanh, Thủy Dương, Phù Bài, Thủy Tân,...-Hương Thủy; Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong An, Phong Hiền, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương, Phong Bình, Phong Chương,...- Phong Điền,...).

 - Bệnh lem lép diện tích nhiễm 200 ha (tăng 200 ha so với tuần trước, tăng 52 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10% (Hương Thủy).

 - Bệnh đạo ôn cổ bông diện tích nhiễm 6 ha (tăng 6 ha so với tuần trước, giảm 13 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10% (HTX Tín Lợi-Quảng Điền; Hương Thủy).

 - Rầy các loại diện tích nhiễm 5 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, giảm 1,5 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 300-750 con/m2, nơi cao 1.500 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 4-5, trưởng thành (An Nong 1, An Nong 2, Bắc Sơn, Nam Sơn,...-Phú Lộc).

 - Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đạo ôn cổ lá, bệnh đốm nâu, gạch nâu, sâu keo, sâu đục thân, cỏ dại… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 240 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 35 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 250 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).

- Bệnh rụng lá Corynespore: Diện tích nhiễm 350 ha (không tăng so với tuần trước và cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10 % (Hương Trà, Phong Điền)

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, … gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 197 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 30 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân, Hương Bình-Hương Trà; Thủy Biều-TP.Huế).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 65 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 45 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Thượng Quảng-Nam Đông; Phong Thu-Phong Điền; Thủy Biều-TP. Huế).

- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, câu cấu, bệnh vàng lá greening, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

4. Cây sắn:  Bệnh khảm lá diện tích nhiễm 527,2 ha (tăng  242,7 ha so với tuần trước, giảm 68,3 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 332,5 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 158,5 ha, tỷ lệ 70% nhiễm 36,2 ha (Tây Xuân, Văn Xá Tây,... - Hương Trà; Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Hiền...-Phong Điền; HTX Đông Sơn, Đại Thành-Phú Lộc).

III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Cây lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ, chuột tiếp tục gây hại gia tăng về diện tích và mật độ, tỷ lệ hại.

- Rầy tiếp tục nở tích lũy mật độ và gây hại gia tăng về diện tích.

- Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt, khô vằn tiếp tục gây hại trên diện tích lúa trổ.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như: bệnh đốm nâu, gạch nâu, bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn cổ lá đòng, ... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.

1.2. Cây trồng khác

 * Cây sắn: Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh khảm lá sắn, rệp sáp, bọ phấn... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,...  tiếp tục phát sinh gây hại.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

2.1. Cây lúa

- Tăng cường điều tra phát hiện, theo dõi chặt chẽ sâu cuốn lá nhỏ trên trà muộn chuẩn bị trổ để phun trừ  nơi có mật độ cao.

- Kiểm tra theo dõi rầy nâu nở để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao > 1.500 con/m2 bằng các loại thuốc có hoạt chất Pimetrozine (Chess 50 WG, Cheestar 50WG,...), Nitenpyram (LK SET-UP 75WP,...), ....

- Phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trổ vè thừa (3-5%) và sau khi lúa trổ xong (cách lần 1: 7 ngày) bằng các loại thuốc có hoạt chất như Tricyclazole, Fenoxanil,... kết hợp với thuốc phòng lem lép hạt lúa bằng các loại thuốc có hoạt chất như Hexaconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Propiconazole,...

- Phun trừ  bệnh khô vằn khi bệnh mới chớm phát sinh gây hại, nhất là trên các chân ruộng gieo sạ dày, thấp trũng, tù đọng nước,... bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin, Hexaconazole,...

- Chỉ đạo các địa phương tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để tích nước tưới cho các vùng có nguy cơ bị hạn thiếu nước cuối vụ.

Lưu ý: Thường xuyên giữ nước trong ruộng giai đoạn trổ-thu hoạch, tránh để ruộng khô nước ảnh hưởng quá trình trổ và vào chắc của hạt. Rút nước trước 7-10 ngày để thuận tiện cho việc thu hoạch.

2.2. Cây cao su: Kiểm tra và xử lý bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

2.3. Cây ăn quả:

- Tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng hoai mục giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh hại; quản lý và phòng trừ bệnh chảy gôm.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

2.4. Đối với cây sắn:

- Tranh thủ thời tiết tạnh ráo làm đất để trồng đúng lịch thời vụ. Sử dụng các loại giống sắn nguồn gốc rõ ràng và giống sạch bệnh khảm lá sắn để trồng. Tuyệt đối không sử dụng giống đã nhiễm bệnh khảm lá sắn để trồng; không vận chuyển, mua bán hom giống đã nhiễm bệnh khảm lá sắn.

- Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại nhất là bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh khảm lá sắn) để có biện pháp quản lý nhằm hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

2.5. Cây trồng khác (rau các loại, hoa, …): Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo để làm đất gieo trồng đảm bảo lịch thời vụ.

 

 

 

 

                                                                                                     Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày