Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.415.083
Truy câp hiện tại 3.322
Tập huấn “Kỹ thuật sản xuất kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa giảm phát thải”
Ngày cập nhật 11/10/2024
Ông Lê Văn Anh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu khai giảng lớp tập huấn

Nông nghiệp tuần hoàn được biết đến với quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này, là đầu vào của quá trình khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý… Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn theo hướng giảm phát thải là chủ tương của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất bền vững và là xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện nay. 

Sáng nay, tại Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật sản xuất kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa giảm phát thải”.

Tham dự khai giảng có ông Lê Văn Anh, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế và Ban tổ chức lớp tập huấn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng các học viên tham gia lớp là cán bộ Khuyến nông tỉnh; cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV; phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế các huyện, thị xã; nông dân; chủ trang trại; thành viên HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu của lớp tập huấn là trang bị cho học viên một số kiến thức về khái niệm phát thải khí nhà kính và sự cần thiết phải sản xuất lúa giảm phát thải; kinh tế xanh, tuần hoàn trong nông nghiệp; quản lý rơm rạ theo hướng tuần hoàn trong sản xuất lúa giảm phát thải.

  Trong thời gian tổ chức lớp tập huấn, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các học viên có cơ hội tiếp thu lý thuyết, tham quan hiện trường và trao đổi những vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện từ đó giúp cán bộ khuyến nông các cấp và các hộ dân tại Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình và áp dụng được vào thực tiễn sản xuất tại các địa phương. Thông qua lớp tập huấn, đã thúc đẩy các thực hành nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc áp dụng cách tiếp cận sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày