Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.415.083
Truy câp hiện tại 3.352
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Tháng 11/2024)
Ngày cập nhật 25/11/2024

THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:

1. Tổng hợp kết quả phân tích thủy lý hóa

Ngày thu mẫu

Điểm quan trắc

(Xã/phường

/thị trấn)

Huyện/thị xã/

thành phố

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

TSS

(mg/l)

NH4+-N (mg/l)

Fe

(mg/l)

PO43--P  (mg/l)

Giá trị giới hạn: (1)QCVN 10:2023/BTNMT

 (2)TCVN 13656:2023

 

 Giá trị giới hạn: QCVN 08:2023/BTNMT;

 

26÷32(2)

7÷25(2)

7,5÷8,5 (2)

100 (2)

3,0(2)

0,5(1)

0,15 (2)

 Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển

08/11

 Quảng Công

 Quảng Điền

26,5

0,35

7,1

9,6

0,055

0,744

0,041

08/11

 Sịa

 Quảng Điền

26,1

0,14

7,7

< 7

0,158

0,514

0,119

08/11

 Hải Dương

Thành phố Huế

25,9

0,14

7,3

16,4

0,089

0,797

0,046

08/11

 Hương Phong

 Thành phố Huế

25,9

0,89

7,4

15,2

< 0,04

0,52

< 0,022

08/11

 Thuận An

 Thành phố Huế

25,4

1,5

6,6

8,0

0,155

0,37

0,024

11/11

 Phú Xuân

 Phú Vang

25,5

1,8

6,7

< 7

0,269

0,855

0,040

11/11

 Vinh Thanh

 Phú Vang

25,4

2,9

7,3

10,8

0,263

0,453

0,074

11/11

 Phú Đa

 Phú Vang

25,4

2,9

7,1

11,6

0,090

0,355

< 0,022

11/11

 Vinh Hưng

 Phú Lộc

25,3

1,4

7,3

< 7

0,134

0,440

0,041

11/11

 Giang Hải

 Phú Lộc

25,4

0,65

7,2

8,4

0,189

1,27

0,149

11/11

 Vinh Hiền

 Phú Lộc

25,6

4,1

7,2

10,4

0,058

0,389

0,035

08/11

 Phong Hải

 Phong Điền

26,3

23,7

7,9

56,0

< 0,04

1,17

< 0,022

08/11

 Điền Hương

 Phong Điền

26,3

22,9

7,7

< 7

0,074

0,116

0,038

 Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang

Ngày thu mẫu

Điểm quan trắc

(Xã/phường/

thị trấn)

Huyện/thị xã/

thành phố

Nhiệt độ

(0C)

pH

DO (mg/l)

Giá trị giới hạn: (3) TCVN 13952:2024

18÷34(3)

6,5-9(3)

≥ 4(3)

08/11

Quảng Thọ

 Quảng Điền

24,8

6,8

6,9

11/11

Thủy Tân

 Hương Thủy

26,5

7,2

6,5

 

 

Ghi chú: (1)Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2023/BTNMT - Bảng 2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển vùng biển ven bờ nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người và hệ sinh thái biển.

(2)Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13656:2023 - Bảng 1 - Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước đã được xử lý cấp cho ao nuôi và nước trong nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng; (3)Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13952:2024 - Bảng 1 - Giá trị giới hạn của các thông số nước cho nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt.

 

Độ mặn tại 11 điểm quan trắc vùng đầm phá đều <5%o, không phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các vùng có nuôi dưỡng giống. Trong tháng 11, tỉnh ta cũng bị ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng làm ngọt hóa vùng đầm phá, một số vùng nước có có lượng phù sa lớn, độ đục khá cao; một số địa phương như: xã Quảng Công (huyện Quảng Điền), xã Hải Dương (thành phố Huế), xã Phú Xuân (huyện Phú Vang), xã Giang Hải (huyện Phú Lộc) có thông số về sắt vượt giới hạn cho phép (0,5mg/l) có thể ảnh hưởng thủy sản nuôi nước lợ; Vì vậy, đối với các ao nuôi còn lưu giữ các loại thủy sản chưa đạt kích cỡ thu hoạch phải bố trí ao chứa lắng, có biện pháp kỹ thuật phù hợp khi bổ sung nước; có chế độ chăm sóc tích cực như tăng cường các chất bổ sung vào chế độ ăn, theo dõi tăng sức đề kháng đối với vật nuôi.

Các chỉ tiêu môi trường nước vùng trên nuôi thủy sản cát ven biển huyện Phong Điền khá ổn định, trừ thông số sắt tại điểm đo xã Phong Hải ở mức 1,17 mg/l, cao gấp hơn 2 lần giá trị giới hạn tại QCVN 10:2023/BTNMT (0,5mg/l). Đề nghị cơ sở nuôi tôm chân trắng, ốc hương,...tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

2. Kết quả phân tích chất lượng nước tại vùng nuôi cá lồng

Các chỉ tiêu môi trường nuôi cá lồng trên sông Bồ và sông Đại Giang đều bảo đảm phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, vùng nuôi cá lồng đầm phá địa bàn thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (thành phố Huế) đã xảy ra hiện tượng cá nuôi bị chết với số lượng 22 lồng/14.100 con (cá Ong căn, Hồng, Mú, Vẫu, Hanh, Nâu, Dìa…). Ngày 08/11/2024, Chi cục Thủy sản đã tiến hành lấy mẫu nước để phân tích, kết quả các chỉ tiêu như sau: pH 7,0; DO 6,6 mg/l; Độ mặn 0,14 %o; Độ đục 85 NTU; Coliform 240 MPN/100mL. Qua kết quả cho thấy, có 02 thông số về độ mặn và độ đục không phù hợp để nuôi thủy sản nước lợ; việc ngọt hóa hoàn toàn có thể làm cho đối tượng nuôi “sốc”, độ đục có thể bám vào mang làm cho đối tượng nuôi không thể hô hấp và gây chết, đặc biệt đối với thủy sản còn non, kích thước nhỏ. Vì vậy, để giảm thiệt hại về kinh tế, cơ sở nuôi cá lồng phải chọn ao hoặc vùng nước có môi trường thuận lợi, phù hợp để di chuyển vào lưu giữ, chăm sóc; việc di chuyển đối tượng nuôi phải tránh xây sát, mất nhớt và “sốc” trong môi trường mới; thu hoạch số cá đã đủ kích cỡ thương phẩm.

3. Một số thông tin và khuyến cáo

Để đảm bảo triển khai thực hiện khôi phục sản xuất nông nghiệp (phấn đấu sản lượng tăng 10% so với kế hoạch đề ra) theo chỉ đạo tại Công văn số 11784/UBND-NN, ngày 04/11/2024 của UBND tỉnh, đề nghị các địa phương có nuôi trồng thủy sản tiếp tục chỉ đạo thực hiện Công văn số 2339/SNNPTNT-CCTS ngày 11/9/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó các cơ sở đang nuôi chưa đến kỳ thu hoạch trong năm hoặc thả giống nuôi dưỡng cho vụ nuôi năm 2025 (sau ngày 23/10 Âm lịch) lưu ý thực hiện một số giải pháp để phòng chống mưa lớn, không khí lạnh vào thời điểm cuối năm như sau:

- Hạn chế các hoạt động gây sốc/stress cho thủy sản như: kéo lưới, đánh bắt, vận chuyển…để tránh làm cá yếu và giảm nguy cơ nhiễm bệnh tác nhân cơ hội.

- Duy trì mực nước ao nuôi/bể đảm bảo độ sâu 1,5 - 2,0 m, mực nước khu vực lồng nuôi từ 2,0 - 3,0 m nhằm ổn định và tránh biến động đột ngột nhiệt độ nước nuôi. Di chuyển lồng bè đến khu vực ít gió. Với các cơ sở nuôi tôm vụ đông, ngoài duy trì mực nước trong ao nuôi/bể phù hợp cần có các biện pháp chống rét như làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi/bể để bảo vệ tôm nuôi.

 - Đảm bảo cung cấp đầy đủ, sử dụng thức ăn có chất lượng cao, bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng. Tính toán lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi. Khi nhiệt độ nước ao nuôi xuống dưới 150C thì ngừng cho ăn, tranh thủ các thời điểm nắng ấm trong ngày để cho thủy sản nuôi ăn.

- Đối với ao/bể nuôi: Định kỳ dùng CaO bón xuống ao nuôi 2-3 kg/100 m3 nước hoặc một số hóa chất được phép sử dụng trong nuôi thủy sản (như TCCA, BKC, Chlorine...) theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất để khử trùng nước ao/bể nuôi, phòng bệnh cho thủy sản nuôi. Đối với lồng nuôi: Treo túi vôi hoặc hóa chất khử trùng ở đầu dòng chảy để khử trùng nước và phòng bệnh.

- Hạn chế thả giống trong mùa đông, chỉ tổ chức thả giống đối với các cơ sở đáp ứng đủ điều kiện, có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho động vật thủy sản.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tình trạng sức khỏe thủy sản nuôi và các yếu tố môi trường nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp. Chú ý một số loài thủy sản có khả năng chống chịu rét kém như cá rô phi, các chim trắng, cá lóc, ba ba, cá vược, cá chim vây vàng…

 

Chi cục Thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày