|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.337.898 Truy câp hiện tại 1.747
|
Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học giảm thiểu ô nhiễm mô trường và cung cấp nguồn phân hữu cơ sản xuất rau sạch tại xã Quảng Thành huyện Quảng Điền Ngày cập nhật 11/03/2016
Quảng Thành là một xã thuần nông thuộc huyện Quảng Điền, có diện tích đất nông nghiệp hơn 650 ha; trong đó hơn 550ha lúa, 35 ha rau. Toàn xã có 300 con trâu bò, 7.500 con lợn, đàn gia cầm trên 55.000 con. Một trong những lợi thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành là đất đai phì nhiêu nhờ được bồi đắp sau các trận lụt, 2 loại cây trồng chính là lúa và rau các loại cho năng suất khá cao, đặc biệt sản phẩm rau đã có thương hiệu và được đưa vào tiêu thụ ở các siêu thị lớn của thành phố Huế. Người dân ở đây cần cù chịu khó và có khả năng tiếp nhận và ứng dụng khá tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh đó xã Quảng Thành chỉ cách thành phố Huế 7-8km, gần chợ đầu mối nông sản, các chợ lớn và các siêu thị của thành phố nên rất thuận lợi trong việc tiêu thụ
Trong sản xuất chăn nuôi thì chăn nuôi lợn ở xã Quảng Thành rất phát triển và đem lại thu nhập khá cho nông dân. Ngoài thu sản phẩm chính là lợn thịt, lợn giống, nguồn phân thải được sử dụng để bón cho rau màu nâng cao được giá trị gia tăng trong chăn nuôi. Tuy nhiên còn một số khó khăn tồn tại để phát triển chăn nuôi lợn ở địa phương hiện nay là ô nhiễm môi trường do chất thải từ các chuồng trại không được xử lý, con giống được nuôi chủ yếu là lợn F1 (50% máu ngoại) năng suất và tỷ lệ nạc thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Từ những khó khăn tồn tại trong chăn nuôi lợn và lợi thế của địa phương, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Phú Thanh triển khai mô hình nuôi lợn ngoại trên đệm lót sinh học nhằm mục đích chuyển giao cho nông dân công nghệ chăn nuôi mới giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn phân thải hoai mục để trồng rau sạch nhằm nâng cao giá trị gia tăng chăn nuôi lợn, đồng thời chuyển giao giống lợn ngoại năng suất chất lượng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế. Mô hình được triển khai tại 4 hộ có sản xuất rau hàng hóa tại vườn nhà, quy mô mỗi hộ 7-8 lợn giống 100% máu ngoại.
Sau 95 ngày nuôi, các hộ thực hiện mô hình rất phấn khởi vì những lợi ích của mô hình được thể hiện rõ như: Phân và nước tiểu của lợn thải ra hàng ngày được phân hủy hoàn toàn trong đệm lót nên không có mùi hôi như nuôi trên nền bê tông trước đây; chuồng trại khô ráo, không có nước đọng nên hạn chế được ruồi muỗi; không còn dùng nước để dội rửa chuồng trại nên tiết kiệm được chi phí công dọn vệ sinh và tiền nước; lợn ngoại nhanh lớn và ít bệnh tật, tăng trọng bình quân đạt 768g/ngày (23kg/tháng), tiêu tốn 2,49kg thức ăn/kg tăng trọng; lãi bình quân 600.000đ/con, gấp 2 lần so với nuôi lợn F1.
Đặc biệt các hộ dự kiến sau 2 lứa nuôi sẽ thu được nguồn phân sạch đã hoai mục để bón cho rau sẽ rất tốt và hợp vệ sinh, giảm sâu bệnh, chất lượng rau sẽ tốt hơn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học, nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rau, phù hợp với chủ trương của địa phương về chương trình trồng rau theo hướng Vietgap.
Từ những lợi ích bước đầu của việc nuôi lợn ngoại trên đệm lót sinh học gắn liền với trồng rau an toàn, ông Lê Thơm giám đốc Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Phú Thanh cho biết sẽ hỗ trợ và cho nông dân mượn vốn để phát triển nhân rộng mô hình này, đề xuất chính quyền địa phương cho chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọt sang chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học, Hợp tác xã sẽ hỗ trợ làm đầu mối cung ứng đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi lợn theo công nghệ này./.
Theo http://khuyennonghue.org.vn
Các tin khác
|
|
|