Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.352.438
Truy câp hiện tại 9.884
Hội thảo truyền thông về REDD+ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019
Ngày cập nhật 08/11/2019

Trong tháng 8, 9, 10 của năm 2019, Dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 Tỉnh Thừa Thiên Huế (FCPF-2) đã tổ chức 18 cuộc hội thảo truyền thông nâng cao nhận thức về REDD+ cho các đối tượng, cộng đồng nằm trong vùng giảm phát thải tại 4 huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và 2 thị xã Hương Trà, Hương Thủy, có tổng số 972 người tham gia từ 18 xã.

Báo cáo viên trình bày tại hội thảo

Tiếp nối các cuộc hội thảo truyền thông trước, nội dung của các cuộc hội thảo truyền thông lần này vẫn tập trung vào các chủ đề chính là: Biến đổi khí hậu, REDD+; dự án FCPF-2 và những hoạt động REDD+ tại tỉnh và định hướng trong thời gian tới; Giới thiệu về Chương trình Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ER-P); Giới thiệu FLEGT (Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản), những hình thức vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Năm 2017 do những hoạt động REDD+ tương đối còn mới đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế nên Dự án FCPF-2 tập trung tổ chức hội thảo truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về REDD+ cho các cán bộ, ban quản lý rừng và công ty Lâm nghiệp trong vùng giảm phát thải với số lượng người tham dự là 212 người, trong đó nữ giới tham gia chỉ chiếm tỷ lệ 0,6%. Sau đó đến năm 2018, Dự án bắt đầu mở rộng đối tượng tham gia xuống cấp xã, các cán bộ và người dân đã bắt đầu hiểu rõ hơn với thuật ngữ REDD+ và những thông tin của dự án kèm theo, tổng số người tham gia nâng lên là 515 người, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 24,6%, đồng bào dân tộc thiểu số tham dự chiếm tỷ lệ 29%.

Năm 2019, với mục tiêu phổ cập thông tin đến tận các cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là nữ giới và người đồng bào dân tộc thiểu số, Dự án FCPF-2 đã tổ chức các hội thảo truyền thông nâng cao nhận thức về REDD+ đến tận 18 thôn/ bản trên khắp địa bàn giảm phát thải của tỉnh, với 972 người tham gia, trong đó có 380 nữ giới, hơn 51% là người dân tộc thiểu số (Pahy, Paco, Katu, Vân Kiều, Tà-ôi,…). Dự kiến trong năm 2020, Dự án sẽ tiếp tục thực hiện thêm nhiều hội thảo truyền thông nâng cao nhận thức về REDD+ đến nhiều thôn/bản khá trên địa bàn của tỉnh.

Đại biểu lắng nghe các bài trình bày trong hội thảo

Không chỉ dự án FCPF-2, các phòng chuyên môn của Chi cục Kiểm lâm và các dự án khác bằng nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú khác nhau, nhưng cùng chung mục đích là cung cấp thông tin rộng rãi đến các bên liên quan và các cộng đồng dân cư về các nguyên nhân, hậu quả, giải pháp phòng tránh BĐKH và sự cần thiết phải thực hiện các hoạt động trong quá trình thực thi REDD.

Công tác truyền thông trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp chính quyền quan tâm và các cộng đồng dân cư tích cực tham gia, sẽ đạt hiệu quả cao và từng bước góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp, Đề án Giảm phát thải và những chương trình, dự án liên quan đến lâm nghiệp, thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày