Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.352.555
Truy câp hiện tại 9.954
Hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 18/03/2020

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần khảo sát thực tế các huyện, thị xã tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó đặc biệt chuyến thăm và làm việc của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trên cơ sở đó 2 bên đã thống nhất hợp tác thực hiện các nội dung quan trọng, mang tính chiến lượt cho giai đoạn tới

Với mục tiêu thực phát triển nông nghiệp theo hướng Nâng cao chất lượng và giá trị nông sản; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, công nghệ cao; phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với du lịch. Để đạt được mục tiêu đó, UBND tỉnh TT Huế và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần khảo sát thực tế các huyện, thị xã tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó đặc biệt chuyến thăm và làm việc của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trên cơ sở đó 2 bên đã thống nhất hợp tác thực hiện các nội dung quan trọng, mang tính chiến lượt cho giai đoạn tới như sau:

Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh làm cơ sở điều chỉnh Đề án cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025: Đánh giá tổng quan tình hình ban hành và thực hiện các chính sách, quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch; Đề án phát triển tuyến du lịch và các loại hình du lịch.

Điều tra, khảo sát, phát triển các nguồn gen đặc hữu (cây, con đặc sản) của tỉnh Thừa Thiên Huế:Điều tra, khảo sát, phát triển các đặc tính sinh học, tự nhiên các nguồn gen đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng giải pháp bảo tồn, phục tráng, khai thác các nguồn gen đặc hữu. Xây dựng phần mềm tra cứu trực tuyến và số hóa các dữ liệu về các nguồn gen đặc hữu của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Kế hoạch phát triển cây Sen tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021- 2025; Phát triển sản xuất bền vững cây Thanh Trà theo hướng hữu cơ gắn với du lịch miệt vườn; Phát triển cây ăn quả; Xây dựng và chuyển giao quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp theo hướng sinh học; Nhận chuyển giao một số giống cây trồng mới như lúa, ngô, lạc, sắn,… có năng suất, chất lượng phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Thừa Thiên Huế; Phát triển giống Mai vàng Huế phục vụ phát triển du lịch; Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao; Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo nhân nhanh đàn chim trĩ phục vụ khách du lịch Huế;  Phát triển thủy sản đặc sản vùng đầm phá Tam Giang; Phát triển công nghệ nuôi tảo xoắn Spirulina tạo sản phẩm chức năng; Phát triển rừng bằng giống keo lai công nghệ khí canh và phát triển cây dược liệu bản địa gắn với du lịch; Phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp và thực phẩm truyền thống.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh bền vững: Xây dựng đề án phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng kinh tế hàng hóa, xanh bền vững.

Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực khoa học công nghệ tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025: Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

Để thực hiện được các nhiệm vụ đó đòi hỏi cần kinh phí từ nhiều nguồn: Nguồn từ Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm; nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình quỹ gen, Chương trình nông nghiệp công nghệ cao...; nguồn xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.

Với một khối lượng công việc khá lớn và mang tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều phía, chung sức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các Sở, ban ngành và các địa phương trong tỉnh, cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các nhiệm vụ được đặt hàng, làm tư vấn theo Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch; đảm bảo chất lượng, thời gian.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai các nội dung hoạt động hợp tác; theo dõi và đôn đốc, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền được phân công chủ trì các nội dung Kế hoạch, Đề án, Dự án (theo phụ lục kèm theo Kế hoạch này) chủ động phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các sở, ban, ngành, địa phương triển khai lập các Kế hoạch, Đề án, Dự án, ... trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các ngành tham mưu lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án để thực hiện kế hoạch.

Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để điều hành, triển khai các hoạt động thực hiện kế hoạch.

Với sự năng động, khát khao đưa ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển, việc hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Học viện Nông nghiệp Việt Nam thật sự rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày