Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.332.575
Truy câp hiện tại 22.369
Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 28/07/2020

Ngày 24/7/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1848/QĐ-UBND về “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025”.

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để100% gia súc, gia cầm vận chuyển xuất tỉnh được kiểm dịch tận gốc; 100% các vùng nguy cơ cao được vệ sinh tiêu độc khử trùng (VSTĐKT) định kỳ.

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề nghị thường xuyên củng cố Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và xác định vai trò của người đứng đầu của các đơn vị, địa phương trong việc lãnh chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật; định kỳ, đột xuất tổ chức họp đánh giá, chỉ ra tồn tại, đề xuất các giải pháp, tham mưu các chủ trương chỉ đạo trong thời gian tới.

Trường hợp khi xảy ra dịch đối với gia súc, gia cầm: Thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng bao vây, khống chế ổ dịch; phân vùng quản lý dịch; thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong từng vùng để áp dụng các biện pháp phù hợp; quản lý việc xuất nhập gia súc, gia cầm, phương tiện ra vào ổ dịch; cách ly để điều trị hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định đối với từng loại dịch bệnh động vật. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm xác định chính xác mầm bệnh để có giải pháp đúng, can thiệp nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh. Sau đó thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, những nơi nguy cơ cao theo quy định của cơ quan Thú y; điều tra mở rộng, xác định nguy cơ và tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, tiến hành lấy mẫu giám sát chủ động; thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, đặt biển báo để kiểm soát gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia súc, gia cầm, phương tiện vận chuyển... ra vào vùng dịch; tổ chức tiêm phòng bao vây vùng đệm, vùng khống chế và tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Công bố dịch và công bố hết dịch theo đúng quy định.

Trường hợp khi xảy ra dịch đối với thủy sản: Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định bệnh. Triển khai các biện pháp đồng bộ để xử lý; Tổ chức điều tra ổ dịch: Kiểm tra, điều tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng để có biện pháp khống chế phù hợp; Quản lý vùng dịch. Bên cạnh đó, thực hiện “3 không”: Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài; Không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường; Không sử dụng thủy sản mắc bệnh làm giống, làm thức ăn tươi sống cho thủy sản khác.

Ngoài ra, thực hiện chế độ giám sát, báo cáo dịch bệnh. Tăng cường thông tin, hướng dẫn cho chủ nuôi chủ động kiểm tra, phát hiện bệnh và chủ động báo cáo kịp thời để được hỗ trợ xử lý. Công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của Luật Thú y.

Bạch Ngọc Bảo Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày