Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 3.133
Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 16/03/2021

Ngày 16/03/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 563/QĐ-UBND về Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; theo đó, kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản gồm các nội dung chính như sau:

1. Quan trắc môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
Quan trắc môi trường đầu nguồn nước cấp cho các vùng nuôi tôm, cá tập trung để dự báo chất lượng môi trường nước, thông tin đến người nuôi trồng thủy sản, giúp người dân chủ động trong việc cấp nước phục vụ quá trình nuôi, có biện pháp phòng bệnh tích cực.
2. Quan trắc môi trường khu vực xả nước thải
Các vùng nuôi trồng tập trung hệ thống cấp và thoát nước nằm gần nhau, khu vực này xả thải thì khu vực khác lấy vào, vì vậy quan trắc môi trường các khu vực này để có đánh giá chung về chất lượng nước trên đầm phá, phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường trong vùng nuôi sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp người nuôi tránh được các thời điểm lấy nước không đảm bảo, ngoài ra còn góp phần bảo vệ môi trường vùng đầm phá không bị ô nhiễm.
Giám sát chất lượng nước xả thải từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về môi trường nuôi trồng thủy sản chặt chẽ, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
3. Giám sát môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản
Giám sát chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của các cơ sở đảm bảo theo quy định, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho vùng nuôi trồng thủy sản.
Nhằm theo dõi diễn biến sự biến động chất lượng nước giữa môi trường bên ngoài và trong ao nuôi, từ đó có biện pháp xử lý điều chỉnh môi trường phù hợp nhằm hạn chế chi phí sản xuất, rủi ro và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
4. Phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường
 Xác định nguyên nhân gây ra các bệnh do môi trường, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… đối với các đối tượng nuôi trồng thủy sản, từ đó đề xuất các biện pháp dập dịch phù hợp.
Bên cạnh việc giám sát chất lượng nước các khu vực có nuôi trồng thủy sản, thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng nuôi trồng thủy sản tổ chức, vận động làm sạch môi trường tại các vùng nuôi để nâng cao chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.  
Tùy theo tình hình thực tế, hằng năm sẽ tiến hành theo dõi, khảo sát lại các vị trí quan trắc môi trường. Trên cơ sở đó xác định những vị trí cần thiết, điều chỉnh phù hợp với từng vùng nuôi. Địa điểm quan trắc khu vực nước thải tập trung tại các vùng nuôi lớn, nuôi chuyên thâm canh tôm sú và tôm chân trắng.
Địa điểm quan trắc đảm bảo là nguồn nước cấp mang tính đại diện cho những vùng nuôi có tính tập trung, đối với hình thức nuôi ao diện tích nuôi trên 10 ha, đối với hình thức nuôi lồng hơn 1.000 m3. Địa điểm quan trắc các khu vực nước xả thải và giám sát môi trường các cơ sở nuôi tại các vùng nuôi tập trung quy mô lớn, hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và gần các khu vực có hoạt động du lịch, tắm biển, khu dân cư...
Địa điểm quan trắc môi trường tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản: Tùy theo tình hình chuyển biến của vụ nuôi linh động quan trắc tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh.
Làm sạch môi trường tại các khu vực cấp thoát nước, khơi thông luồng lạch, thu gom rác thải,… tại các khu vực nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh.   
Việc thực hiện các nội dung Kế hoạch quan trắc môi trường sẽ giúp phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản và cảnh báo, hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết; giúp người nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước chủ động trong công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh, thiên tai,... và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày