Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.326.834
Truy câp hiện tại 18.784
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (tháng 6/2022)
Ngày cập nhật 27/06/2022

BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:

I. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau:

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

NH4+-N (mg/l)

NO2- -N (mg/l)

PO43- -P (mg/l)

 

TSS

(mg/l)

 

I

Các điểm cấp nước tập trungvùng nuôi thủy sản đầm phá

1

 Vùng cao triều Quảng Công

9/6

34,8

11,6

7,9

0,059

<0,008

<0,018

<7

 

2

 Tân Lập - Thị trấn Sịa

9/6

34,0

1,6

8,3

0,278

<0,008

0,020

16,4

 

3

 Cồn Đâu - xã Hải Dương

9/6

34,1

17,4

8,2

0,089

<0,008

<0,018

26,4

 

4

 Cồn Tè –  xã Hương Phong

9/6

33,2

14,4

8,0

0,123

<0,008

<0,018

32,0

 

5

 Cồn Hạt Châu – P. Thuận An

9/6

31,7

7,0

7,8

0,084

0,010

<0,018

65,2

 

6

 Thủy Diện - xã Phú Xuân

9/6

31,6

9,5

7,2

0,480

0,036

0,018

34,4

 

7

 Viễn Trình – TT Phú Đa

8/6

32,6

10,5

6,5

0,111

<0,008

<0,018

98,4

 

8

 Trường Hà – xã Vinh Thanh

8/6

33,3

8,3

6,5

0,156

<0,008

<0,018

16,4

 

9

 Đình Đôi - xã Vinh Hưng

8/6

33,6

5,9

6,5

0,021

<0,008

<0,018

12,8

 

10

 Chùa Ma -  xã Giang Hải

8/6

35,4

8,7

6,6

0,395

0,011

<0,018

30,4

 

11

Hiền Hòa – xã Vinh Hiền

8/6

33,7

16,2

6,6

0,220

<0,008

<0,018

34,4

 

II

 Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển

1

 Hải Thế - xã Phong Hải

9/6

32,5

30,4

8,2

0,043

<0,008

<0,018

25,6

 

2

 Trung Đồng – xã Điền Hương Hương

9/6

32,6

30,3

8,3

0,134

<0,008

<0,018

<7

 

 

GHCP trong NTTS(1) (2)

 

18÷33(1)

5÷35(1)

7-9(1)

< 0,9(2)

< 0,05(2)

< 0,3(2)

< 50(2)

 

III

Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang

 

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

pH

DO (mg/l)

 

1

Phước Yên  – xã Quảng Thọ

9/6

30,0

8,0

5,5

 

2

Vùng nước cấp – xã Thủy Tân

8/6

32,4

6,4

4,4

 

 

GHCP trong nuôi lồng(3)

 

18÷33(3)

6,5-8,5(3)

≥ 4(3)

 

 

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

 

Từ đầu tháng đến nay, do nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng nên nhiệt độ nước vùng ven biển và đầm phá tăng cao ngang bằng hoặc vượt quá giới hạn cho phép trong nuôi trồng thủy sản, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản nuôi như tôm cá giảm ăn; nhiệt độ cao cũng tảo phát triển mạnh và mau tàn lụi, làm tiêu hao ôxy trong nước lớn vào ban đêm và làm hàm lượng ôxy giảm thấp vào sáng sớm gây hiện tượng thiếu hụt ôxy và nổi đầu của cá; nhiệt độ cao kết hợp với sự tồn tại của NH4+-N, NO2--N, PO43--P và TSS là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus phát triển, sinh ra nhiều khí độc làm tôm cá dễ bị bệnh và chết đột ngột như cá nuôi lồng (cá nâu, kình, dìa…) và cá tự nhiên (cá bống, cá ong căn, cá hanh…) tại xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc). Nhiệt độ cao nhưng nhiều điểm của vùng đầm phá ngọt hóa sâu như Tân Lập (Sịa) 1,6%o, cồn Hạt Châu (Thuận An) 7%o, Đình Đôi (Vinh Hưng) 5,9%o là những bất thường so với các năm trước đây. Vì vậy, người nuôi cần theo dõi và chăm sóc tích cực, tăng lưu thông nguồn nước để phục hồi các tình trạng bất thường của đối tượng nuôi bằng cách dùng máy của thuyền cole để đẩy nước tầng mặt tạo dòng chảy làm trao đổi hàm lượng ôxy giữa các tầng nước giúp cá hồi phục đối với các vùng không có điện lưới.

Tại điểm cấp nước vùng nuôi trồng thủy sản cồn Hạt Châu - phường Thuận An (thành phố Huế) và thôn Viễn Trình – thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang) có chỉ tiêu TSS lần lượt là 65,2 mg/l và 98,4 mg/l vượt 1,2 - 2 lần ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1; Do đó, cần lưu ý trong cấp nước vào các ao nuôi trồng thủy sản như phải chọn thời điểm lúc mức nước thủy triều lên cao nhất khi cần cấp nước, lấy nước qua túi lọc, có ao xử lý lắng chứa và có thể xử lý vôi, thuốc tím nồng độ thấp trước khi cấp vào ao nuôi; Thường xuyên theo dõi, quản lý, điều chỉnh các yếu tố môi trường thích hợp và ổn định.

Kết quả phân tích mẫu nước ngày 06/6/2022 tại Thuận An và Lăng Cô của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc như sau: Các thông số nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, NH4+-N, NO2- -N, PO43- -P, H2S, COD và mật độ Vibrio tổng số có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép; Không phát hiện tảo độc và mầm bệnh AHPND trong nước nguồn cấp. Tuy nhiên, mật độ coliform trong nước nguồn cấp tại Lăng Cô và Thuận An cao hơn từ 76 – 390 lần so với QCVN 10-MT:2015/BTNMT nên có thể sử dụng các hoá chất khử trùng được phép lưu hành trên thị trường (Chlorine: 10-20 mg/l) để giảm mật độ coliform trong nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi. Theo kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) ở điểm nguồn cấp Lăng Cô và Thuận An đạt 44 - 45 điểm, tức chất lượng nước đang ở mức xấu theo quyết định 1460/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường.

 II. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước thải của các cơ sở nuôi trồng thủy sản

Kết quả quan trắc đầu ra của nước thải từ các ao nuôi đều nằm trong giá trị cho phép tại QCVN 02-19:2014/BNNPTNT.

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

pH

BOD5

(mg/l)

COD (mg/l)

TSS (mg/l)

Coliform

(MPN/100 ml)

1

Công ty CP Huế 1 – Điền Lộc

10/6

8,7

4,9

40,0

44,5

210

2

Công ty CP Huế 3 – Điền Hương

10/6

8,2

<3,6

22,4

35,2

9

 

GTCP nước thải từ NTTS(1)

 

5,5-9(1)

≤ 50(1)

≤ 150(1)

≤ 100(1)

≤ 5.000(1)

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

III. Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật ứng phó thời tiết nắng nóng

Từ nguồn hỗ trợ của dự án Luxembourg, Chi cục Thủy sản cũng đã quan trắc thêm các chỉ tiêu độ mặn, pH, độ kiềm, PO43--P tại 10 điểm và chỉ tiêu BOD5, COD tại 18 điểm thuộc 3 huyện Quảng Điền, Phú Vang (điểm Thuận An thuộc thành phố Huế), Phú Lộc. Kết quả cho thấy độ mặn tại các điểm đo Tân Lập – thị trấn Sịa, Phước Lâm – xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền), Tổ 3 – thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) đạt mức dưới ngưỡng cho phép (< 5 %o); chỉ tiêu độ kiềm tại các điểm khá thấp sẽ không tạo hệ đệm cho pH nước ổn định; chỉ tiêu COD tại vùng nước cấp xã Phú An (23,2 mg/l) và thị trấn Sịa (28,8 mg/l) đang ở tiệm cận trên của giới hạn cho phép của QCVN 08 – MT:2015/BTNMT là 30 mg/l. Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, người nuôi cần chủ động theo dõi thường xuyên và thực hiện một số biện pháp xử lý kỹ thuật phù hợp dưới đây:

1. Đối với thuỷ sản nuôi trong ao nước lợ, mặn

 - Kiểm tra bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ nước. Duy trì mực nước trong ao từ 1,2 - 1,5 m, tích cực tạo ôxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Những nơi có điều kiện thay nước có thể thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm).

- Dùng lưới lan che phủ 2/3 diện tích mặt ao và cao hơn mặt nước trên 2m để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, ổn định nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho tôm/cá nuôi.

- Giảm 50% lượng thức ăn khi thời tiết nắng nóng trên 350C. Bổ sung vitamin C, khoáng chất, chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

 - Hàng tuần nên dùng vôi bột hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn định pH trong ao với liều lượng 2 - 4 kg vôi bột/100 m3 nước.

- Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối. Sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.

- Chủ động thu hoạch thuỷ sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

2. Đối với nuôi ao nước ngọt

- Duy trì mức nước trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5m, tích cực tạo ôxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm. Những nơi có điều kiện thay nước thường xuyên định kỳ thay từ 15 -20% lượng nước cũ trong ao; Thả 1/3 diện tích bèo tây, bèo tấm,... để tạo bóng mát cho cá;

- Theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, sớm phát hiện các biến động và điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng thích hợp. Chọn loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao kết hợp với việc bổ sung vitamine C, khoáng chất, chế phẩm để duy trì sức khỏe thuỷ sản nuôi; Những ao nuôi thả mật độ cao nên tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế được việc thay nước thường xuyên.

- Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm.

3. Đối với thủy sản nuôi lồng trên sông/hồ và vùng đầm phá

- Vận hành cơ sở nuôi đảm bảo mật độ lồng nuôi phù hợp. Sử dụng lưới lan che bề mặt lồng bè nuôi để giảm ánh sáng trực tiếp xuống đáy lồng nuôi.

- Khi mực nước trên sông/hồ giảm cần hạ thấp lồng nuôi hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi có mực nước sâu để bảo đảm độ sâu luôn ở mức trên 2 m.

 - Giảm 50 - 70% lượng thức ăn cho ăn hàng ngày hoặc ngừng cho ăn vào những ngày nắng nóng gay gắt. Chọn loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao kết hợp với việc bổ sung vitamine C, khoáng chất, chế phẩm để duy trì sức khỏe thuỷ sản nuôi.

 - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe thủy sản nuôi, thu gom thức ăn thừa, vỏ lột, xác thủy sản bệnh, chết, vệ sinh lồng nuôi. Treo túi vôi ở lồng nuôi để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

- Chuẩn bị sẵn sàng máy bơm, máy sục khí, trang thiết bị cần thiết và nguyên nhiên vật liệu ứng phó với các biến động môi trường. Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối. Sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.

- Tiến hành thu tỉa khi thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm. Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.

 

IV. Một số thông tin

Tổng cục Thủy sản đã phát hành Công văn số 823/TCTS-NTTS ngày 01/6/2022 về việc chủ động ứng phó với mùa mưa bão năm 2022 (Đính kèm). Đề nghị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thị xã/thành phố triển khai đến người nuôi để chuẩn bị các phương án và giải pháp ứng phó phù hợp; tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý, chăm sóc thủy sản nuôi.

Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân biết và thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 18h20 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng) trên Đài Phát thanh các xã trọng điểm nuôi trồng thủy sản.

Mọi thông tin vui lòng phản hồi đến: Chi cục Thủy sản, số 148 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc - thành phố Huế. Điện thoại và fax: 0234.3825552./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày