Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.321.049
Truy câp hiện tại 15.198
TRIỂN KHAI MẠNH MẼ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG, PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ngày cập nhật 14/06/2023

Trong11 nội dung thành phần trongChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025và trong nội dung thành phần số 03 xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025”. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022 trong đó xác định Chương trình OCOP là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong triển khai Chương trình. Chủ động, phối hợp tốt giữa các ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao.

Tính nay toàn tỉnh đã có 56 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP trong đó 17 sản phẩm 4 sao, 35 sản phẩm 3 sao, 04 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, phân hạng. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 150 sản phẩm được được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (30 sản phẩm/năm). Ngoài ra các sở ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch để hỗ trợ Chương trình OCOP như: Đề án phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, Quyết định phê duyệt hỗ trợ danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2025, Chương trình khuyến công…

Với quan điểm lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới nói riêng, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp phối  hợp các ngành triển khai ứng dụng nhiều đề tài, dự án, tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất và hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù tại địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, từng bước hoàn thiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

lý luận và thực tiễn xây dựng làng thông minh, xã kết nối góp phần hiện đại hóa nông thôn; Xây dựng thí điểm mô hình “Xã Thông minh” triển khai tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc...

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; UBND tỉnh ban hành quy định về điều kiện hỗ trợ và trách nhiệm thi hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 đã tạo động lực để phát huy tính cộng đồng, khai thác tiềm năng sản phẩm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Một số địa phương đã đầu tư cải thiện cảnh quan, môi trường, hình thành một loạt dịch vụ du lịch ở khu vực nông thôn được hình thành: tắm thác, tắm suối, trải nghiệm trên đầm phá, lòng hồ, vườn hoa,… các sự kiện văn hóa du lịch tại các nghề, làng nghề truyền thống. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương dựa vào tiềm năng, lợi thế của từng xã để đầu tư xây dựng phát triển các mô hình du lịch nông thôn tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thuỷ,... Việc nâng cao hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó, ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị được chú trọng hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất.

Để làm tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm UBND tỉnh xác định cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý các cấp và chủ thể kinh tế về các nội dung Chương trình OCOP: Công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP; quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm hàng năm; hướng dẫn, hỗ trợ, lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP;lập phương án sản xuất, kinh doanh.

Phát triển sản phẩm và thực hiện Chu trình OCOP: Triển khai Chu trình OCOP thường niên theo đúng nguyên tắc của Chương trình; Đánh giá mức độ các tiêu chí của các sản phẩm OCOP 3-4 sao để tiếp tục nâng cấp sản phẩm hạng sao cao hơn; Lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (liên kết chuỗi giá trị; dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; chính sách tín dụng…) để hỗ trợ chủ thể triển khai phương án sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ các chủ thể kinh tế đạt sao OCOP đủ điều kiện hỗ trợ theo chính sách; Triển khai xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, thí điểm mô hình số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm.

Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo đúng quy định. Tổ chức đoàn tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm, sự kiện, ... xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP.Hỗ trợ các chủ thể kinh tế sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày