I. LĨNH VỰC CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
1. Xuất khẩu nông, lâm thủy sản hứa hẹn 'về đích' 55 tỷ USD:Hiện nông lâmthủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số sản phẩm, doanh nghiệp được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm ngày càng nhiều, đây là một tín hiệu cho thấy giá trị nông sản xuất khẩu của nước ta ngày càng được nâng lên. (Báo Đại Đoàn kết ngày 10/9) (Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 09/9) )Báo Lao động ngày 07/9).
Thị trường gia vị hữu cơ toàn cầu sẽ đạt quy mô 20 tỷ Euro và nỗ lực đón sóng của doanh nghiệp Việt.Nhu cầu sử dụng gia vị hữu cơ và các loại gia vị có các chứng nhận bền vững đang tăng trên toàn cầu. Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, thị trường gia vị hữu cơ thế giới có quy mô khá lớn và đang tăng trưởng 7,5%/năm trong giai đoạn 2021-2026. Dự báo đến 2026, quy mô thị trường gia vị hữu cơ toàn cầu là gần 20 tỷ Euro.(Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh ngày 12/9)
2. Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023 với các mặt hàng chủ lực như gỗ, thủy sản và hạt điều. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng gần 28%, chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, rau quả và lúa mỳ.(Tạp chí Công Thương ngày 12/9(.
3. Chanh leo Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Australia. Chanh leo là loại trái cây thứ 5 của Việt Nam được xuất chính ngạch sang Australia sau xoài, nhãn, vải thiều, thanh long. Hiện trái cây Việt Nam xuất khẩu đi hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng chanh leo là 20 quốc gia, dưới nhiều dạng như quả tươi, đông lạnh, nước ép. Hiện chanh leo Việt cũng đã xuất khẩu tới các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm như: Australia, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan Trung Quốc, Thụy Sỹ, Australia... (Tạp chí Tài chính ngày 10/9(
4. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị - liên kết: Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hiện nay được coi là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. (Thời báo Ngân hàng ngày 12/9).
5. Siết chặt quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm: Hiện tại, Hà Nội mới đáp ứng được từ 20% đến 70% nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm của người dânThủ đô, còn lại được cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu. Do đó, việc siết chặt kiểm soát chất lượng thực phẩm là yêu cầu cấp thiết để Hà Nội duy trì công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm. (Báo Hà Nội mới ngày 12/9).
6. Trung Quốc sắp kiểm tra vùng trồng dừa xuất khẩu của Việt Nam: Việt Nam đã sẵn sàng đón đoàn kiểm tra của Trung Quốc sang kiểm tra mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa tươi. Mỗi ngày sẽ có 3 đoàn kiểm tra song song. Trung Quốc sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 24 vùng trồng và 12 cơ sở đóng gói để kiểm tra.(Tạp chí Một thế giới ngày 06/9(
Trung Quốc cần 4 tỷ quả dừa: Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ dừa lớn nhất thế giới. Thị trường tỷ dân này mỗi năm cần khoảng 4 tỷ quả dừa tươi và dừa cho chế biến. Tuy nhiên, hàng nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 10%, còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, với mặt hàng quả dừa nhập khẩu chỉ cần phát hiện lẫn lá, dính đất,... thì cả lô hàng sẽ bị loại ngay. )Vietnamnet ngày 06/9(.
7. Khoai tây Trung Quốc giả khoai Đà Lạt - Lừa dối người tiêu dùng: Khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ, giả khoai tây được trồng tại Đà Lạt là hành vi gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng, làm mất uy tín của thương hiệu rau, củ, quả của tỉnh Lâm Đồng khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến quay lưng với nông sản của tỉnh này. (Báo Pháp luật ngày 10/9)
8. Thủy sản xuất khẩu lại bị vướng ở cảng vì quy định ghi nhãn: Trong 3 tuần qua, nhiều doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đã phản ánh về việc ách tắc hàng loạt tại cảng vì quy định ghi nhãn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương về các vướng mắc trong quy định ghi nhãn hàng thủy sản xuất khẩu. Theo VASEP, trong thời gian gần đây, các lô hàng thủy sản được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu (theo loại hình sản xuất xuất khẩu) được các cơ quan hải quan yêu cầu chỉ được phép ghi nhãn bằng một trong các cụm từ sau hoặc kết hợp từ các cụm từ sau: "lắp ráp tại","đóng chai tại", "phối trộn tại", "hoàn tất tại", "đóng gói tại", "dán nhãn tại", không được phép ghi nhãn là "Sản xuất tại Việt Nam" hoặc "Sản phẩm của Việt Nam) ..."Báo Thanh niên ngày 9/9/2024(.
9. Cảnh báo về ngộ độc thực phẩm do histamine trong cá: Cá biển kém tươi, có cơ thịt màu đỏ như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích thường có nồng độ histamin cao. Theo Cục An toàn thực phẩm, từ đầu năm 2024 đến nay, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc tại bếp ăntập thể làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Đáng chú ý, gần đây đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm do Histamine có trong cá tại Nghệ An và Hải Phòng. Để tăng cường công tác đảm bảo ATTP, vừa qua Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản gửi các đơn vị y tế, đơn vị quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh thành về việc phòng chống ngộ độc thực phẩm do Histamine trong cá, yêu cầu các cơ quan chức năng tại các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm, kiên quyết không để các cơ sở kinh doanh các sản phẩm thủy hải sản ôi, ươn, không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các cơ quan y tế, quản lý ATTP cần phối hợp với cơ quan thuộc ngành nông nghiệp truy xuất đến cùng nguồn gốc nguyên liệu, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc thủy, hải sản khi có các vụ ngộ độc xảy ra. (Báo Pháp luật ngày 08/9(.
II. LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN
1. Sơn La: Đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp: Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có bước tiến rõ rệt trong việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản cũng được tỉnh quan tâm đẩy mạnh thực hiện, nhằm nâng cao giá trị, chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Tỉnh đã tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là nhu cầu về công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch. (Cổng thông tin điện tử Tỉnh Sơn La ngày 28/8(.
2. Hội thảo chuyên đề “Giải pháp đóng gói và xử lý sau thu hoạch bền vững cho Việt Nam”:Trên toàn cầu, tổn thất và lãng phí lương thực là một vấn đề cấp bách, chiếm tới gần 30% tổng sản lượng lương thực hàng năm, tương đương khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí. Việt Nam đứng thứ hai châu Á - Thái Bình Dương về lãng phí thực phẩm, với hơn 8 triệu tấn bị lãng phí mỗi năm, tương đương 3,9 tỷ USD hay gần 2% GDP hiện nay, gấp đôi so với nhiều nền kinh tế tiên tiến. Do vậy, giảm tổn thất và lãng phí thực phẩm là một trong những ưu tiên cần giải quyết. Trong bối cảnh đó, việc đề xuất giải pháp đóng gói và xử lý sau thu hoạch tiên tiến là yếu tố then chốt quyết định góp phần giảm tổn thất, lãng phí thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.)Website Học viện Nông nghiệp Việt Nam ngày 11/9).
3. Đầu tư bắt kịp xu thế, Doanh nghiệp nỗ lực gia tăng giá trị nông sản: Tăng cường đầu tư công nghệ chế biến sâu để gia tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu tinh nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng chất lượng và giá trị cho nông sản xuất khẩu là giải pháp bền vững mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện. Những năm qua, nhờ đầu tư chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, chinh phục được các thị trường khó tính nên sản phẩm rau quả của Việt Nam có giá bán cao gấp 3 - 4 lần so với sản phẩm thông thường. (Tạp chí Kinh tế nông thôn ngày 06/9(.
Nguồn: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) https://nafiqpm.mard.gov.vn/
CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN