Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 16.935
Hội thảo đánh giá Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng năm 2018
Ngày cập nhật 05/12/2018

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TƯ ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ban thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 và Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả tham mưu và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hướng đến mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi, hạn chế triệt để tiến đến chấm dứt cơ bản mọi hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng Quy chế và phương án phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng trên tuyến thượng nguồn sông Hữu trạch và được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 818/QĐ-SNNPTN ngày 20/11/2017.

Sau 01 năm thực hiện Quy chế và phương án phối hợp, ngày 28/11/2018 Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức hội thảo “Đánh giá Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng năm 2018”

Đồng chí Võ Văn Dự - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì Hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên các phòng chuyên môn nghiệp vụ Chi cục Kiểm lâm và hơn 50 đại biểu đến từ các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các công ty lâm nghiệp, hội chủ rừng, Chi cục phát triển nông thôn và văn phòng Dự án REDD+ tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ảnh 1: Đ/c Võ Văn Dự - Phó Giám đốc Sở NN và PTNT chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo Chi cục Kiểm lâm đã trình bày các báo cáo như:

- Báo cáo “Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013-2018” đã nêu lên hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh, kết quả thực hiện công tác QLBVR, vấn đề tăng cường công tác quản lý, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong QLBVR và các chương trình, dự án trọng điểm trong giai đoạn 2013-2018.

- Báo cáo sơ kết 01 năm công tác phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Bảo vệ rừng chuyên trách. Báo cáo đã cho thấy sự cần thiết và quá trình xây dựng phương án, quy chế phối hợp; công tác triển khai thực hiện, chỉ huy, chỉ đạo, trao đổi thông tin, kiểm tra, giám sát và một số kết quả thực hiện công tác phối hợp, những khó khăn tồn tại và đề xuất, kiến nghị.

Ảnh 2: Toàn cảnh Hội thảo

Báo cáo cho thấy qua 01 năm thực hiện phương án, quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Bảo vệ rừng chuyên trách, công tác quản lý bảo vệ rừng trên các tiểu khu đầu nguồn các con sông, các tiểu khu vùng xung yếu thuộc các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý đạt hiệu quả rất tốt. Lực lượng phối hợp đã tổ chức triển khai:

- Thực hiện 225 đợt tuần tra, kiểm tra theo kế hoạch tại các tiểu khu rừng là các điểm nóng, đẩy đuổi 341 lượt người và 122 ghe máy cole vào rừng hoạt động trái phép ra khỏi rừng.

- Thực hiện 47 đợt truy quét chống chặt phá trái phép tại rừng, với 1.409 ngày công tham gia; tịch thu 101 m3 gỗ, 01 máy cưa xăng, 03 máy tời gỗ, phá hủy 51 lán trại, 73 xăm ô tô, tháo gỡ và tiêu hủy 776 dây bẫy động vật rừng…

Báo cáo đã phân tích một số khó khăn trong công tác phối hợp như các đối tượng vi phạm thường có nhiều thủ đoạn tinh vi, manh động, gây nguy hiểm cho công tác thực thi công vụ; cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động còn thiếu, trong điều kiện môi trường sinh hoạt của các Trạm Kiểm lâm, Trạm bảo vệ rừng thường đóng ở các khu vực đầu nguồn, xa xôi hẻo lánh, đi lại khó khăn, mùa mưa bão mực nước sông ở đầu nguồn dâng cao rất nguy hiểm…

Trong phần thảo luận, các đại biểu tham gia hội thảo đều thống nhất đánh giá kết quả một năm thực hiện mô hình phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và Bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng đã hạn chế rất lớn tình trạng phá rừng trái phép, các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng đã kiểm soát được diện tích rừng tự nhiên ở các khu vực đầu nguồn các con sông được giao quản lý, mô hình cần được tiếp tục duy trì và nhân rộng ở các khu vực khác. Tuy nhiên cần phải tăng cường công tác trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện liên lạc và tạo điều kiện tăng thu nhập cho lực lượng tham gia phối hợp để yên tâm công tác và hạn chế tình trạng tiêu cực trong thực thi công vụ.

Ảnh 3: Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo

Mô hình phối hợp là việc tập trung lực lượng Kiểm lâm và Bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng tổ chức chốt chặn 24/24 tại các điểm “yết hầu” trên các tuyến vận chuyển lâm sản trái phép ở thượng nguồn các sông, ngăn chặn không cho người và phương tiện ghe thuyền vào rừng khai thác lâm sản trái phép và thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra truy quét tại các tiểu khu rừng trong khu vực quản lý.

Mô hình bước đầu đã đạt được một số hiệu quả nhất định trong công tác QLBVR, đã khắc phục được một phần tình trạng thiếu nhân lực, lực lượng mỏng, hoạt động rời rạc; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ hạn chế; hạn chế về chức năng pháp lý, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế; các vấn đề tiêu cực trong thực thi công vụ…. của các Trạm Kiểm lâm và Trạm bảo vệ rừng ở các địa bàn  rừng tự nhiên khu vực đầu nguồn các con sông, có địa hình hiểm trở, xa xôi hẻo lánh.

Nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28 /11/2018) đồng chí Võ Văn Dự - Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT đã gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.

 Kết luận tại hội thảo, đồng chí Võ Văn Dự đã đánh giá cao mô hình phối hợp  đang được triển khai trên 03 tuyến đầu nguồn sông Hữu Trạch, Tả Trạch và Sông Bồ, mô hình đã đẩy lùi và tiến đến chấm dứt hoàn toàn tình trạng phá rừng trái phép trên đầu nguồn các con sông chính, góp phần ngăn chặn rất hiệu quả tình trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn, công tác tuần tra truy quét được giám sát thông qua ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và cập nhật thông tin dữ liệu vào phần mềm SMART, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý tài nguyên rừng.

Trong năm 2019 kế hoạch phối hợp sẽ được triển khai thêm tại một số điểm ở các xã Thượng Quảng, Thượng Long thuộc huyện Nam Đông, khu vực lòng hồ thủy điện Bình Điền, với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các BQL rừng phòng hộ Nam Đông, Sông Hương, Hương Thủy; Công ty TNHH NN MTV LN Nam Hòa và lực lượng Kiểm lâm các huyện Nam Đông, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và Hạt KL KBT Sao la.

Hội thảo cũng đã tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển nông thôn và Hội chủ rừng phát triển bền vững về việc hợp tác thực hiện “Hỗ trợ các hộ trồng rừng quy mô nhỏ quản lý rừng bền vững, duy trì mở rộng chứng chỉ rừng FSC và phát triển hệ thống Hợp tác xã lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2018 - 2020”./.

Ảnh 4: Các bên liên quan ký kết biên bản ghi nhớ

Các tin khác
Xem tin theo ngày