Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.341.783
Truy câp hiện tại 4.140
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PNTN TRONG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
Ngày cập nhật 18/03/2020

Trong nhiệm kỳ qua 2015-2020, Đảng bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tham mưu, thực hiện hoàn thành các mục tiêu của CCHC giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó các đơn vị trực thuộc Sở, cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành tổ chức thực hiện tốt công tác CCHC và nêu cao tinh thần thi đua trong thực hiện công tác CCHCcủa Ngành, nhờ vậy mà công tác CCHC của ngành đã đạt kết quả tốt 6/6 nội dung của công tác CCHC giai đoạn 2016-2020

Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020 và Chương trình hành động theo Quyết định số 2374 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác cải cách hành chính.

Trong nhiệm kỳ qua 2015-2020, Đảng bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tham mưu, thực hiện hoàn thành các mục tiêu của CCHC giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó các đơn vị trực thuộc Sở, cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành tổ chức thực hiện tốt công tác CCHC và nêu cao tinh thần thi đua trong thực hiện công tác CCHCcủa Ngành, nhờ vậy mà công tác CCHC của ngành đã đạt kết quả tốt 6/6 nội dung của công tác CCHC giai đoạn 2016-2020, cụ thể:

Công tác pháp chế được củng cố, đã thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, hệ thống hóa văn bản một cách thường xuyên, tập huấn pháp luật và triển khai việc thực hiện nhiệm vụ pháp chế đến các Chi cục trực thuộc.Đã thực hiện rà soát 179 TTHC, xây dựng phương án đơn giản hóa 63% số TTHC, vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ là 33%; đã cắt giảm 61 TTHC, bãi bỏ nhiều loại hồ sơ, giấy tờ không cần thiết và giảm số ngày thụ lý giải quyết đối với nhiều TTHC khác.

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động quản lý nhà nước. Sở Nông nghiệp và PTNT là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008. Đến nay toàn bộ các đơn vị hành chính thuộc Sở đã xây dựng và áp dụng thành công Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015.

Thực hiện đầy đủ việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hàng năm đối với công tác Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC, thực hiện đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật theo đúng quy định, xây dựng hồ sơ quản lý CCVC trong toàn ngành đầy đủ. Xây dựng hoàn thành Đề án xác định cơ cấu ngạch công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm, bước đầu triển khai thực hiện hướng tới mục tiêu đảm bảo 100% CBCCVC được sắp xếp, cơ cấu theo đúng vị trí việc làm.

Hiện đại hóa nền hành chính: Sở đã tích cực xây dựng hệ thống, triển khai mạng Wan, 5 phần mềm dùng chung tới 7 Chi cục, sử dụng đạt hiệu quả tốt trong công tác chỉ đạo, điều hành của Sở.100% thủ tục hành chính đã được quy trình hóa ở mức độ 3-4; Văn phòng sở và các Chi cục đã sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến để tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ trên mạng.

Các kết quả đó đã được UBND tỉnh đánh giá cụ thể như sau:

Năm 2018, chỉ số xếp hạng CCHC của Ngành NN và PTNT trong toàn tỉnh đã tăng 7 bậc so với năm 2017, từ vị trí thứ 17 lên đứng vị trí thứ 10/21 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; năm 2019, tăng thêm 2 bậc so với năm 2018, từ vị trí thứ 10 lên đứng vị trí thứ 8/21 đơn vị. Trong đó nhiều nhóm chỉ tiêu, chỉ số về thực hiện công tác CCHC được tỉnh đánh giá rất cao như:Chỉ số về hiện đại hóa nền hành chính, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành công việc hàng ngày, Sở Nông nghiệp và PTNT trong nhiều năm luôn là một trong những đơn vị hàng đầu về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh (Chỉ số công nghệ thông tin của ngành, năm 2018 đứng thứ 5/21 đơn vị, năm  2019 đứng thứ 8/20 đơn vị).

Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (DDCI) năm 2019 đứng thứ 3/18 đơn vịvà được Chủ tịnh UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu kết quả khảo sát chỉ số DDCI của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh những kết quả đạt được Công tác CCHC của Sở vẫn còn một số hạn chế sau: Về hiện đại hóa nền hành chính: Việc Sử dụng trang thông tin điện tử làm công cụ để chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin giữa Sở và các đơn vị còn hạn chế. Chưa triển khai được các phần mềm dùng chung đến các đơn vị sự nghiệp, các Hạt, trạm trực thuộc các Chi cục (đòi hỏi đầu tư hạ tầng thiết bị); Khả năng phân quyền xử lý, thao tác của các đơn vị còn sai sót, chậm dẫn đến còn nợ, quá hạn các YKCĐ của UBND tỉnh; Về cải cách tài chính công: Chưa triển khai được việc thu phí và lệ phí tích hợp trên dịch vụ công trực tuyến, chưa xây dựng, đề xuất được văn bản quy định về một số loại phí, lệ phí đặc thù của ngành Nông nghiệp và PTNT; Về Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: Chưa sắp xếp, bố trí biên chế, cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm như Đề án đã được phê duyệt.

Nhiệm kỳ 2021-2025 mà đặt biệc là năm 2020, là năm giữ vai trò then chốt, quyết định đến kết quả, sự thành công của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.Do vậy chúng ta cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

Tiếp tục đẩy mạnh, chỉ đạo thực hiện 6 nội dung chính của công tác CCHC của ngành. Triển khai được các phần mềm dùng chung đến các đơn vị sự nghiệp, các Hạt, trạm trực thuộc các Chi cục.Cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc, nâng cao việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, tác phong, đạo đức.

Trong thời gian tới, việc giải quyết các hồ sơ, thủ tục sẽ được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Văn phòng UBND tỉnh thông qua hệ thống internet, do vậy đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn giải quyết chính xác, kịp thời, đúng quy định và Cần phải có một đội ngũ quản trị mạng đủ năng lực để đảm bảo vận hành hệ thống thông suốt, quản trị tài khoản, cấu hình hệ thống, cập nhật quy trình xử lý, xử lý sự cố … Đồng thời mỗi CB Đảng viên phải nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của mình.

Qua đó, cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện công tác CCHC của ngành, mà đặc biệt những yêu cầu mới trong thời gian tới, không còn là việc riêng của một bộ phận tham mưu nào đó, mà đòi hỏi mỗi đơn vị đều phải tự thực hiện các nhiệm vụ CCHC ngay trong các hoạt động hàng ngày của mình.

Do vậy, trong nhiệm kỳ tới2021-2025, Đảng ủy cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác CCHC đạt được kết quả cao nhằm góp phần phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày