Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.089
Truy câp hiện tại 11.833
Công điện của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò
Ngày cập nhật 17/11/2020

Thực hiện Công điện khẩn số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và để chủ động kịp thời ngăn chặn, hạn chế thấp nhất bệnh Viêm da nổi cục lây nhiễm, lây lan diện rộng, ngày 10/11/2020, UBND tỉnh đã bna hành công điện số 21/CĐ-UBND về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế

- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động giám sát. Trường hợp phát hiện gia súc nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục, chủ động lấy mẫu gửi đến các phòng thử nghiệm của Cục Thú y để xét nghiệm, địa phương bố trí kinh phí chi trả xét nghiệm theo quy định.

- Tổ chức thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, cừu) trên địa bàn.

- Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát gia súc, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực chăn nuôi.

- Chỉ nhập, tiếp nhận gia súc rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, bao gồm tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc và theo hướng dẫn của Cục Thú y.

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch và các giải pháp cụ thể về bệnh Viêm da nổi cục.

- Đối với địa phương có gia súc có biểu hiện của bệnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục:

+ Tổ chức cách ly, nuôi nhốt toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục tại các khu vực có gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

+ Tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biểu hiện lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục.

+ Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh với định mức, quy trình và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

+ Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,… liên tục trong vòng 3 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.

+ Khoanh vùng dịch, xã có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch; trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện. ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển gia súc ra, vào các xã có dịch.

+ Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu trên địa bàn tất cả các địa phương đã phát hiện có bệnh Viêm da nổi cục; lưu ý ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã.

+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

2. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh: Tổ chức ngăn
chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép
động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường
hợp vận chuyển trái phép gia súc, sản phẩm gia súc từ nước ngoài vào Việt
Nam./.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày