Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.325.459
Truy câp hiện tại 17.916
Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020
Ngày cập nhật 16/12/2020

Giá trị sản xuất tại các nghề, làng nghề chưa cao nhưng đã giải quyết lượng lớn lao động nông thôn, nhất là lao động thời vụ tại địa phương; ổn định trật tự xã hội, gắn kết cộng đồng, giữu gìn bản sắc văn hóa ở các làng nghề, đóng góp xây dựng kinh tế xã hội của địa phương góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa. Với số lượng nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề cao (37 nghệ nhân, trong đó có 2 Nghệ nhân Nhân dân, 4 Nghệ nhân Ưu tú), năm 2017 đã thành lập Câu lạc bộ nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên Huế; Câu lạc bộ là cầu nối gắn kết, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống của địa phương.

Từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận 2 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống. Trong đó: Phong Điền có 8 làng nghề được công nhận; Phú Vang có 6 làng nghề; Quảng Điền có 4 làng nghề; Hương Trà có 3 làng nghề; Phú Lộc có 2 làng nghề; A Lưới có 2 làng nghề; Hương Thủy có 2 làng nghề và 1 nghề truyền thống; Thành phố Huế có 1 làng nghề và 1 nghề truyền thống đã được công nhận.

Gồm có các nhóm ngành nghề: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản thực phẩm (nhóm 1) có 13 nghề, làng nghề; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (nhóm 2) có 3 làng nghề; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ… (nhóm 4) có 13 nghề, làng nghề; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (nhóm 5) có 1 làng nghề.

Thống kê 30 nghề, làng nghề được công nhận, có 04 hội nghề được thành lập (Hội nghề đúc Huế, Hội nghề bún Vân Cù, Hội nghề kẹo mè xửng Huế, Hội nghề mai cảnh Thế Chí Tây); 8doanh nghiệp, công ty trong làng nghề; 6HTX; 374 hộ cá thể có đăng ký kinh doanh (hơn 9%) và 2.840 hộ sản xuất kinh doanh không đăng ký kinh doanh (khoảng88%). Số lượng lao độngkhoảng 6.264 người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến trong các tổ chức nghề và làng nghề được công nhận. Có 16 nghệ nhân cấp tỉnh, 01 nghệ nhân Nhân dân được Chủ tịch nước phong tặng.

Giá trị sản xuất tại các nghề, làng nghề chưa cao nhưng đã giải quyết lượng lớn lao động nông thôn, nhất là lao động thời vụ tại địa phương; ổn định trật tự xã hội, gắn kết cộng đồng, giữu gìn bản sắc văn hóa ở các làng nghề, đóng góp xây dựng kinh tế xã hội của địa phương góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày